Thứ Ba, 9 tháng 6, 2009

Institutions


Cách đây hơn chục năm tôi được "khai sáng" về institutional economics khi đọc bài Nobel Prize Lecture của Douglass North, một trong các "ông tổ" của trường phái kinh tế học này. Từ đó đến nay tôi không có dịp đọc thêm về institutional economics, trừ một vài bài của Douglass North và Mancur Olson. Hôm nay đọc bài presentation của Simon Johnson, cựu IMF chief economist và là tác giả bài viết The Quiet Coup nổi tiếng, lại được mở mắt thêm một số điểm về institions. Tiếc rằng tôi không được nghe toàn bộ bài nói chuyện này, chỉ được đọc slides.

Từ khi đọc North, tôi đã tin rằng economic growth phụ thuộc chủ yếu vào các institutions của nền kinh tế. Johnson cũng cho là như vậy (Johnson có một bài viết chung với Daron Acemoglu và James Robinson về institutions và growth), nhưng đi xa hơn Johnson lập luận rằng trong nhiều trường hợp một nền kinh tế có weak institutions vẫn có thể có tăng trưởng tốt, có điều tăng trưởng này không sustainable và nền kinh tế dễ rơi vào khủng hoảng. Nhưng quan trọng hơn, Johnson cho rằng weak institution tạo cơ hội cho các tầng lớp oligarch hưởng lợi nhiều nhất từ tăng trưởng. Điều này dẫn đến chính những tầng lớp này sẽ tìm cách ngăn cản cải cách institutions theo hướng làm cho nó mạnh hơn.

Rất tiếc Simon Johnson (và cả những gì tôi đọc của Douglass North và Mancur Olson) không chỉ ra cách có thể tăng cường sức mạnh cho institutions trong trường hợp các thế lực oligarch quá mạnh kiểm soát cả nền kinh tế lẫn hệ thống chính trị.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...