Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014
Wage growth
[Warning: bài này khá wonkish và có nhiều từ tiếng Anh, ai dị ứng với cách viết này không nên đọc tiếp. Sorry.]
Mấy hôm trước tôi có hai notes trên G+ (1, 2) về số liệu tăng trưởng nominal wage của VN trích dẫn trong một nghiên cứu của giáo sư Kenichi Ohno. Tôi nghi ngờ con số tăng trưởng 25.9%/năm trong giai đoạn 2009-2012 phản ánh đúng thực tế thị trường lao động VN mặc dù có vẻ con số này có nguồn từ ILO. Bên cạnh cảm nhận chủ quan của tôi về tốc độ tăng lương của VN trong giai đoạn đó, dưới đây tôi sẽ nói thêm một số cơ sở lý thuyết (macro) của các yếu tố tác động đến tăng trưởng tiền lương.
Trong kinh tế học tiền lương (wage) và thị trường lao động nói chung (labor market) được nghiên cứu chủ yếu trên khía cạnh micro, vd search theory, efficiency wage, minimum wage, mặc dù ứng dụng của những nghiên cứu đó lại chủ yếu trong macro. Có lẽ mô hình nổi tiếng nhất về labor market trong macro là Phillips curve, nhưng đây lại là mô hình static - nghĩa là chỉ quan tâm đến quan hệ giữa (un)employment và inflation/output ở một thời điểm nhất định (equilibrium) nên không giải thích được tốc độ tăng trưởng của lương bổng (wage growth) theo thời gian. Trên thực tế vấn đề wage growth trong macro chỉ là hệ quả gián tiếp của các mô hình dynamic về business cycle như RBC hay New Keynesian, hoặc môt số mô hình liên quan đến tăng trưởng kinh tế (economic growth).
Đến nay hiểu biết của các nhà kinh tế (macro) về wage growth khá đơn giản. Trong dài hạn real wage growth phải bằng real (labor) productivity growth, nghĩa là nếu một nền kinh tế có real productivity tăng 2%/năm thì real wage growth cũng phải có tốc độ tăng trưởng xấp xỉ như vậy. Real productivity growth có 2 nguồn động lực chính: capital accumulation/investment và technological improvement. Khi nền kinh tế tích tụ (physical) capital thì marginal product of labor sẽ tăng do đó output per worker sẽ tăng. Tương tự như vậy dù capital không tăng nhưng chất lương máy móc, thiết bị, cơ sở hạ tầng tăng (technological progress) thì output per worker cũng tăng. Human capital (bao gồm cả management skills) có thể xếp vào 1 trong 2 yếu tố trên.
Nếu nền kinh tế có lạm phát, nominal wage growth sẽ bằng real wage growth cộng thêm tốc độ lạm phát. Nhiều người nói về wage-price spiral hàm ý rằng nominal wage growth và inflation rate có thể tạo thành một feedback loop, lạm phát cao dẫn đến nominal wage phải tăng rồi wage tăng quay lại làm tăng lạm phát. Tuy nhiên trong lý thuyết macro đây chỉ là kênh truyền dẫn chứ không phải nguyên nhân gốc dẫn đến lạm phát hay nominal wage growth. Đằng sau nó phải là monetary policy hoặc các thể loại external shocks.
Đó là về dài hạn, trong ngắn hạn wage growth có thể thay đổi tuỳ thuộc và demand-supply trên thị trường lao động. Khi nền kinh tế phát triển nóng nhu cầu thuê mướn nhân công tăng cao trong khi unemployment thấp sẽ làm nominal wage growth tăng nhanh hơn inflation + productivity growth. Ngược lại khi nền kinh tế bị suy thoái nominal wage growth sẽ tăng chậm lại hoặc thậm chí không tăng vì doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và cắt giảm lao động. Đa số các nhà kinh tế tin rằng nominal wage growth không đối xứng trong một chu kỳ kinh tế, nghĩa là lương bổng tăng nhanh trong giai đoạn booming nhưng ít khi giảm trong các giai đoạn recession. Hiện tượng này gọi là nominal wage downward rigidity, được giải thích bởi tâm lý của người lao động khó chấp nhận bị cắt lương và sự tồn tại của các tổ chức công đoàn và luật lương tối thiẻu. Đây là lý do mà nhiều nhà kinh tế cho rằng một mức lạm phát thấp và ổn định có lợi cho nền kinh tế chứ không phải zero inflation mới tốt.
Quay lại trường hợp nominal wage growth của VN trong giai đoạn 2009-2012, xét cả yếu tố dài hạn lẫn ngắn hạn tôi không thấy có lý do để tin vào con số 25.9%/năm. Mặc dù đây là giai đoạn có inflation cao, trung bình 12.1%/năm, productivity của VN tăng khá chậm chỉ quanh quẩn 3%. Như vậy nếu nominal wage growth phản ánh mối quan hệ dài hạn thì tốc độ tăng trưởng cũng chỉ xấp xỉ 15-16%/năm. Hơn nữa tôi tin là các yếu tố ngắn hạn trong giai đoạn này không có lợi cho wage growth vì nền kinh tế đang trên đà đi xuống, labor demand chắc chắn không cao để đến mức các doanh nghiệp phải tăng lương đồng loạt. Tôi không rõ tốc độ tăng lương tối thiểu trong giai đoạn này thế nào, nhưng nếu nó không quá cao so với tốc độ lạm phát thì đó cũng không phải nguyên nhân. Hơn nữa số lao động được hưởng lợi trực tiếp từ minimum wage chỉ là một phần nhỏ trong nền kinh tế. Số liệu của TCTK về lương bổng trong khu vực kinh tế nhà nước cũng phản ánh điều này, nominal wage growth chỉ nhỉnh hơn inflation rate môt chút, còn real wage growth thấp hơn hẳn real productivity growth. Thật khó có thể tin được real wage growth của toàn bộ nền kinh tế cao hơn 10% trong hoàn cảnh như vậy.
Tất nhiên lập luận của tôi có thể sai, tuy nhiên nếu giáo sư Ohno và/hoặc ILO không chỉ ra được lý do làm cho nominal/real wage của VN tăng trưởng cao như vậy trong giai đoạn 2009-2012 thì tôi vẫn giữ nguyên nghi ngờ của mình.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
NEER/REER Update
Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...
-
Cuối tuần trước Jenner & Block, công ty luật được tòa xử vụ phá sản Lehman Brothers năm 2008 chỉ định khám định sổ sách của công ty này,...
-
Bác Lai Tran Mai nhờ tôi giới thiệu với các bạn loạt bài giảng của bác ấy về các quan hệ vĩ mô của một nền kinh tế, cám ơn bác. Tôi đã tạo m...
-
Tôi đã nghe nói nhiều về CES, một cuộc triển lãm hàng điện tử ở Las Vegas. Hôm nay nghe một podcast của NPR mới biết đến một cuộc triển lãm...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét