Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014
Bitcoin regulation
Hôm qua chủ tịch Fed Janet Yellen trả lời chất vấn ở QH Mỹ đã nói Fed không có thẩm quyền để giám sát hoặc quản lý bitcoin. Lý do là luật Mỹ (Federal Reserve Act) giới hạn quyền của Fed chỉ được giám sát hệ thống ngân hàng trong khi bitcoin được giao dịch bên ngoài hệ thống này. Cũng trong hôm qua NHNN ra "Thông cáo báo chí về bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác" (link đến file .doc). Đọc bản thông cáo báo chí này, mặc dù có một số điểm tôi không hoàn toàn đồng ý (sẽ nói thêm bên dưới), có thể nói NHNN đã làm đúng chức năng và không vượt quá jurisdiction của mình tương tự như Yellen/Fed đã hành xử. Đây là điểm rất đáng khen của NHNN.
Một thông cáo báo chí của cơ quan quản lý nhà nước chỉ nêu ra quan điểm hoặc cung cấp số liệu, thông tin, sự kiện cho dân chúng biết, nó không phải là văn bản pháp luật liên quan đến chức năng, quyền hạn của cơ quan đó. Quan điểm của NHNN hay bất kỳ cơ quan nhà nước nào khác có thể đúng, có thể sai, báo chí và các chuyên gia có thể thảo luận, phản bác. Thậm chí những đối tượng bình thường chịu sự quản lý của NHNN (trong trường hợp này là các NHTM) có thể không thực hiện những khuyến cáo trong thông cáo báo chí cho đến khi có văn bản (dưới luật) chính thức được ban hành.
Tôi nghĩ NHNN hiểu rất rõ điều này nên đã viết "Về việc sử dụng bitcoin như là một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:..." (tôi nhấn mạnh). Rất tiếc báo chí khi đưa tin về thông cáo này không hiểu rõ điểm này nên có những title như "Việt Nam nói không với tiền ảo" hay "Việt Nam không chấp nhận tiền Bitcoin", hoặc nhẹ nhàng hơn như "Ngân hàng Nhà nước cảnh báo tiền ảo Bitcoin không hợp pháp" hay "Ngân hàng Nhà nước cảnh báo về tiền ảo Bitcoin". Cho dù ý kiến của NHNN là bitcoin không phải là đồng tiền và phương tiện thanh toán hợp pháp ở VN, đó mới chỉ là ý kiến chứ chưa phải qui định quản lý chính thức.
Vậy tại sao NHNN mới chỉ ra thông cáo báo chí chứ chưa đưa ra văn bản quản lý chính thức (thông tư, quyết định)? Có thể vì NHNN chưa có thời gian để tìm hiểu kỹ về bitcoin, có thể họ còn muốn quan sát xem các nước khác quản lý thế nào, có thể họ nghĩ không lâu nữa bitcoin sẽ chết nên chẳng việc gì phải mất công ra văn bản. Tôi nghĩ NHNN chưa thực sự hiểu về bitcoin vì cả 4 rủi ro/tác hại mà phần đầu của bản thông cáo đưa ra đều có vấn đề.
Thứ nhất, đúng là bitcoin có tính ẩn danh cao và đã trở thành công cụ cho giới tội phạm, nhưng đó không phải là rủi ro cho người sử dụng mà là khó khăn cho cơ quan quản lý. Về mặt ẩn danh tiền mặt (cash) cao hơn bitcoin, giới tội phạm từ trước đến nay sử dụng tiền mặt không hề ít nhưng đó không phải rủi ro cho người sử dụng và cũng không vì tính ẩn danh mà phải cấm sử dụng tiền mặt. Một điểm quan trọng mà bản thông cáo báo chí này không đưa ra/phân tích là liệu bitcoin có lợi ích gì cho người sử dụng bình thường hay không. Nếu chỉ có một lượng giao dịch nhỏ bitcoin cho các hoạt động phạm pháp trong khi lợi ích cho các hoạt động hợp pháp khác lớn thì có thể benefit của hệ thống bitcoin sẽ vượt cost và nên khuyến khích sử dụng đồng tiền này.
Thứ hai, đúng là bitcoin có rủi ro sẽ bị tấn công, đánh cắp và thất thoát trên thế giới ảo, nhưng rủi ro này có thực sự "rất lớn" hay không? So với rủi ro tiền mặt bị trộm cướp, thẻ tín dụng bị làm giả, tiền gửi ngân hàng bị "Huyền Như" thì rủi ro bitcoin bị mất lớn hơn bao nhiêu lần? Rủi ro đó có đến mức làm benefit của bitcoin giảm thấp hơn cost hay không? Ngay cả nếu rủi ro đó hiện tại khá lớn nhưng sự tiến bộ công nghệ trong thời gian tới có thể giảm rủi ro đó xuống hay không? Mt.Gox đóng cửa không khác gì một ngân hàng phá sản. Nếu có một hệ thống deposit insurance cho bitcoin thì tác động của một vụ đóng cửa như vậy sẽ được giảm thiểu.
Thứ ba, giá trị của bitcoin biến động mạnh và phức tạp đúng là rủi ro cho nhà đầu tư, nhưng bất kỳ loại hình đầu tư nào cũng có rủi ro, nhà đầu tư chấp nhận rủi ro thì họ tham gia. Đầu tư vào cổ phiếu ở VN cũng đầy rủi ro nhưng như vậy không có nghĩa nhà đầu tư không nên tham gia. Vấn đề là họ có hiểu rõ rủi ro đó hay không, điều này liên quan đến transparency/disclosure, và thị trường có công cụ để hedge rủi ro nếu họ cần tránh hay không. Bitcoin mới ra đời chưa lâu và còn trong giai đoạn định hình, có thể nó sẽ chết trong tương lai nhưng cũng có thể nó sẽ ổn định và phát triển thành một công cụ thanh toán có uy tín. Lúc đó có thể rủi ro của bitcoin sẽ không khác mấy rủi ro của một đồng tiền chính thức.
Thứ tư, đúng ra bitcoin "chưa" bị chi phối và kiểm soát bởi các cơ quan quản lý nhà nước và quốc tế, nhưng không có nghĩa là không bao giờ. Ngay cả hiện tại chưa có ai quản lý bitcoin, các giao dịch sử dụng bitcoin, và các dịch vụ liên quan đến nó, điều đó không có nghĩa người sở hữu bitcoin sẽ chịu toàn bộ rủi ro vì không có cơ chế bảo vệ quyền lợi. Tôi không rõ NHNN có văn bản nào thừa nhận việc thanh toán qua Paypal hay không nhưng các bên giao dịch bằng Paypal trên lãnh thổ VN hoàn toàn có quyền kiện nhau ra tòa kinh tế nếu có tranh chấp. Quyền lợi của họ được bảo hộ bằng các bộ luật kinh tế/dân sự khác. Việc bộ Tư pháp Nhật và Mỹ điều tra Mt.Gox là bằng chứng cho thấy cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng cho dù bitcoin chưa được Fed hay BoJ quản lý.
Ở đây tôi xin nói rõ thêm một điểm về tính hợp pháp của một đồng tiền và tính hợp pháp của phương tiện thanh toán. Mỗi quốc gia chỉ có duy nhất một đồng tiền hợp pháp (legal tender), trừ một số trường hợp đặc biệt. Tính hợp pháp của đồng tiền quốc gia nằm ở chỗ nó phải được chấp nhận bắt buộc là phương tiện thanh toán cho các giao dịch kinh tế, nghĩa là nếu bạn mua hàng và trả bằng VND thì người bán trên lãnh thổ VN không có quyền từ chối nhận thanh toán bằng đồng tiền đó. Lưu ý rằng tính hợp pháp của đồng tiền không phải là điều kiện để giao dịch kinh tế được pháp luật bảo hộ. Một giao dịch bất hợp pháp bằng đồng tiền quốc gia vẫn có thể bị tòa không công nhận, ví dụ mua bán nội tạng không được công nhận ở hầu hết các nước trên thế giới và tòa sẽ không xử những vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán nội tạng trừ khi có dấu hiệu hình sự.
Tính hợp pháp của một đồng tiền đồng nghĩa với nó là phương tiện thanh toán hợp pháp. Nhưng một quốc gia có thể có nhiều phương tiện thanh toán hợp pháp khác ngoài đồng tiền chính thức của quốc gia đó. Ví dụ có thể sử dụng ngoại tệ, vàng làm phương tiện thanh toán, hay có thể sử dụng hàng hóa và dịch vụ cho mục đích thanh toán (hàng đổi hàng). Trên thực tế bank credit có thể coi là một loại tiền tệ bán chính thức đồng thời là phương tiện thanh toán hợp pháp ở tất cả các nước. Khi bạn sử dụng credit card thanh toán cho một món hàng, ngân hàng tạo ra một phương tiện thanh toán hợp pháp cho bạn, nhưng đó không phải là đồng tiền hợp pháp. Người bán có quyền từ chối không nhận thanh toán bằng credit card hoặc không chấp nhận một số loại card và họ không hề phạm pháp.
Với đồng bitcoin hiển nhiên nó không là đồng tiền hợp pháp ở bất kỳ quốc gia nào vì nó không được một chính phủ nào tạo ra. Điều này không cần central bank đứng ra tuyên bố. Với nhiều nước ngay cả tính hợp pháp của phương tiện thanh toán cũng không nằm trong thẩm quyển của central bank, như trường hợp US Federal Reserve System tôi đã trích dẫn bên trên. Chỉ khi nào ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác sử dụng đồng tiền này làm phương tiện thanh toán thì Fed mới có quyền can thiệp. Bên ngoài hệ thống ngân hàng bitcoin được coi như một loại tài sản bình thường và được tồn tại cho đến khi có luật cấm cụ thể (nếu có). Hầu hết các quốc gia đã tuyên bố quan điểm về bitcoin được liệt kê trong entry này của Wikipedia đều không cấm việc sở hữu, trao đổi bitcoin như một phương tiện thanh toán cá nhân, họ chỉ cảnh báo rủi ro cho người sử dụng tương tự như trong thông cáo báo chí của NHNN VN. Trường hợp duy nhất có văn bản cấm chính thức là PBoC (TQ) không cho phép các ngân hàng thanh toán bằng bitcoin. Nếu NHNN ra thông tư cấm các tổ chức tín dụng không được sử dụng bitcoin như đã tuyên bố trong thông cáo báo chí thì VN sẽ là nước thứ hai chính thức cấm. Thailand có một giai đoạn cấm nhưng đã bỏ lệnh này.
Tóm lại việc NHNN ra thông cáo báo chí nêu rõ quan điểm của mình về bitcoin và cảnh báo các rủi ro cho nhà đầu tư là một việc làm đúng đắn, cẩn trọng. Cá nhân tôi khuyến cáo NHNN chưa nên ra văn bản chính thức cấm hay cho phép giao dịch bitcoin trong hệ thống ngân hàng. Cần chờ thêm một thời gian nữa theo dõi sự phát triển của thị trường này và các chính sách regulation của các nước khác. Gần đây Nhật đã kêu gọi hợp tác quốc tế về việc quản lý bitcoin, bang New York của Mỹ cũng đang soạn thảo một số qui chế kiểm soát các tổ chức có hoạt động liên quan đến bitcoin. Trước mắt NHNN nên tìm cách thu thập số liệu về các hoạt động liên quan đến bitcoin trên lãnh thổ VN, tư vấn cho các cơ quan tư pháp và QH về các vấn đề hay tranh chấp liên quan đến đồng tiền này. Tôi hi vọng đến một ngày nào đó bitcoin hoặc một cryptocurrency khác sẽ trở thành một phương tiện thanh toán hợp pháp và phổ biến ở VN và trên thế giới.
Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014
Bitcoin inequality
Mấy hôm nay báo chí và thế giới mạng xôn xao về vụ Mt.Gox đóng cửa (có thể vì lý do một lượng lớn BTC bị hack) nên không mấy ai để ý đến một thông tin khác rất thú vị liên quan đến BTC. Theo thống kê từ Bitcoin Forum, đây là distribution lượng BTC đang được lưu hành trong nền kinh tế bitcoin ở 3 thời điểm khác nhau:
Các nhà kinh tế khi có trong tay một bộ số liệu income distribution (trong trường hợp này là wealth distribution) thường sẽ nghĩ ngay đến việc tính Gini coefficient để xem mức độ bất bình đẳng về thu nhập hay của cải trong một xã hội thế nào. Những ai chưa biết về Gini coefficient có thể tham khảo bài viết về chỉ số này rất chi tiết trên Wikipedia. Có thể tóm tắt ngắn gọn lại là vẽ cumulative income/wealth distribution trên một ô vuông có trục tung (biểu diễn income/wealth) và trục hoành (dân số) từ 0 đến 100%. Đồ thị này gọi là Lorenz curve (xem bên dưới). Gini coefficient là tỷ lệ diện tích phần A chia cho tổng A và B. Nếu Gini bằng 0 thì mọi thành viên trong xã hội có income/wealth bằng nhau, ngược lại nếu Gini bằng 100% thì tất cả income/wealth rơi vào tay một cá nhân. Gini tính theo income có giá trị dao động trong khoảng 25-60% (tham khảo bẳng này), tính theo wealth trong khoảng 60-85% (bảng này).
Vậy nền kinh tế Bitcoin có Lorenz curve và Gini coefficient như thế nào? Lưu ý ở đây tôi chỉ tính được Gini theo wealth distribution và giả định rằng trong 2 bracket cuối cùng mỗi người sở hữu số BTC ở giữa của backet đó. Ví dụ với bracket 0.01-0.1 tôi giả định mỗi người sở hữu 0.05 BTC. Diện tích phần B được tính gần đúng bằng cách lấy wealth trung bình của 2 bracket kế nhau nhân với tỷ lệ số người trong bracket đó. Dưới đây là Lorenze curve cho bộ số liệu cuối cùng (27/1/2014):
Có thể thấy ngay nền kinh tế này rất bất bình đẳng so với các nền kinh tế thực, một số nhỏ holder nắm phần lớn của cải (BTC) của nền kinh tế Bitcoin. Gini cho 3 thời điểm lần lượt là 97.3% (27/1/2014), 97.1% (3/12/2013), 93.5% (26/10/2013). Có một số lý do giải thích cho hiện tượng bất bình đẳng về wealth rất lớn này. Thứ nhất, những người đầu tiên tham gia vào hệ thống có thể mine BTC rất dễ và rất rẻ nên đã tích lũy được nhiều BTC từ thời đó. Người sở hữu số BTC lớn nhất chính là Satoshi Nakamoto với gần 1 triệu BTC (có thời điểm có giá trị hơn 1 tỷ USD). Thứ hai, một holder trong hệ thống bitcoin có thể không phải là một cá nhân mà là một tổ chức, có thể coi như một công ty hay ngân hàng trong nền kinh tế thực.
Lý do thứ ba gần với các nền kinh tế thực hơn và cũng đã được các nhà kinh tế thảo luận khá nhiều gần đây. Nền kinh tế bitcoin có hai đặc điểm dễ thấy là capital intensive và technological innovation. Để mine BTC hiện tại bạn phải cần rất nhiều vốn đầu tư vào hardware, trên thực tế tỷ lệ labor/capital của hoạt động mining gần như bằng không. Với các dịch vụ hỗ trợ như exchange hay wallet/bank có thể cần một số nhân viên giao dịch và IT staff, nhưng tỷ lệ labor/capital cũng không thể so được với traditional banking hay manufacturing/agriculture. Một nền kinh tế có tỷ lệ income trả cho capital owner nhiều sẽ càng ngày càng bất bình đẳng. Đây là thực tế xảy ra ở Mỹ trong giai đoạn 1970-2010.
[Update: Bạn Trung Bui trích dẫn một bài viết của Martin Feldstein (xem comment của Duy Linh bên dưới) cho rằng labor/capital income share của Mỹ rất stable trong giai đoạn 1970-2006. Bài này của Feldstein đã bị chỉ trích khá nhiều (vd Olivier Giovannoni) và cũng dễ hiểu vì Feldstein có khuynh hướng right wing. Tuy nhiên đến nay hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng labor share của Mỹ đã giảm trong mấy thập kỷ qua, có thể tham khảo bài này của Brooking hay bài này trên QJE. Bạn chỉ cần search Google hoặc Google Scholar sẽ có rất nhiều bài viết về "declining labor share". Nhưng có lẽ nghiên cứu chi tiết nhất và được đánh giá rất cao là quyển “Capital in the Twenty-First Century” của Thomas Piketty (đọc review của The Economist ở đây). Quyển sách này đưa ra bằng chứng và giải thích sự gia tăng của capital share/sụt giảm labor share ở hầu hết các nước phát triển. Piketty cũng chỉ ra khả năng Kuznets curve không đúng như tôi viết bên dưới. Giống như "Why Nations Fail" quyển này cũng được giới kinh tế bàn tán rất nhiều, hi vọng sẽ được dịch ra tiếng Việt.]
Đặc điểm thứ hai của nền kinh tế bitcoin (technological innovation) cũng rất giống nền kinh tế thực. Từ trước vụ Facebook mua lại Whatsapp khá lâu nhiều người đã chỉ ra rằng sự thành công của một số nhỏ startup là một nguyên nhân quan trọng làm gia tăng khoảng cách income của Mỹ. Những người sáng tạo ra một innovation được xã hội chấp nhận (và một vài early adaptor như trường hợp BTC đã nói bên trên) sẽ được hưởng một phần rất lớn lợi ích kinh tế của innovation đó. Những innovator thành công này sau đó sẽ trở thành capital owner tiếp tục đầu tư vào các startup khác hoặc ngồi hưởng lợi tức từ phần capital của mình. Vòng xoáy này sẽ tiếp tục làm tăng inequality cả về income lẫn wealth.
Tóm lại tôi không bất ngờ khi thấy Gini coefficient của nền kinh tế bitcoin cao như vậy. VN với một nền kinh tế labor intensive và rất ít đột phá công nghệ nên có Gini tương đối thấp (35.6% cho income và 68.2% cho wealth). Trước đây các nhà kinh tế tin vào Kuznets curve, nghĩa là qui luật quan hệ giữa inequality và income per capita có hình chữ U ngược. Nhưng một số nghiên cứu gần đây cho thấy rất có thể quan hệ này không có cực đại (là đỉnh của chữ U lộn ngược) mà sẽ tăng liên tục, tất nhiên trừ khi có can thiệp của nhà nước (income transfer thông qua thuế). Nền kinh tế bitcoin được cho là thiên đường của chủ nghĩa libertarianism vì tránh được các can thiệp nhà nước, như vậy nhiều khả năng inequality trong nền kinh tế này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Update (25/2): Bạn Duy Linh có một quan sát rất thú vị về thu nhập của các ca sĩ so với các kịch sĩ. Để giải thích hiện tượng này tôi trích lại comment của bạn Nguyen Tung Son (post bên G+):
"Về bất bình đẳng thu nhập thì em thấy những lĩnh vực nào có MC bé thì MR=MC nên P sẽ nhỏ. Do đó giá cả không còn là yếu tố quyết định sự lựa chọn của khách hàng mà yếu tố chất lượng đóng vai trò chính. Lúc này một sản phẩm chỉ cần hơn các sản phẩm khác một tý cũng đủ để chiếm thế thượng phong. Và đặc biệt những sản phẩm mà có chi phí vận chuyển/phân phối nhỏ thì sản phẩm dù chỉ tốt hơn một tý cũng có khả năng thống lĩnh thị trường. Ví dụ các sản phẩm phần mềm, và đặc biệt là các dịch vụ internet. Do đó 2 người có tài năng chỉ nhỉnh hơn nhau tý thôi nhưng thu nhập thì có thể khác nhau rất nhiều."
Lập luận MC (marginal cost) thấp của bạn Nguyen Tung Son rất phù hơp cho trường hợp ca sĩ vs kịch sĩ vì những lý do kỹ thuật mà bạn Duy Linh đã chỉ ra. Thêm một khán giả trong một show ca nhạc hay bán thêm một cái đĩa CD có MC nhỏ hơn nhiều so với thêm một khán giả xem một vở kịch. Khi MC thấp (bao gồm cả chi phí vận chuyển) sản phẩm có thể sẽ có thị trường rất lớn vì nhà sản xuất (vd Đàm Vĩnh Hưng, Nguyễn Hà Đông, Nguyễn Quang Lập...) có thể bán với giá rất rẻ như bạn Nguyen Tung Son đã nói hoặc họ có thể dùng lợi nhuận để PR/marketing cho sản phẩm của mình, từ đây xây dựng user/customer base để tạo network effect như bạn Duy Linh nói. Ở đây chất lượng vượt trội có ý nghĩa quan trọng để nhà sản xuất có thể chiếm được mass market, nhưng còn một yếu tố rất quan trọng nữa cần phải có (thực ra là 2, yếu tô thứ hai là may mắn).
Đó là platform để nhà sản xuất có thể monetize được sản phẩm. Platform ở đây có thể là công nghệ, vd iTunes store và thị trường smartphone, có thể là luật pháp như intellectual property right law, hay có thể là một tầng lớp bầu sô/manager/supporting team có năng lực/thực lực. Tất nhiên vai trò của platform cũng rất quan trọng cho non-celebrity producer, nhưng chọn được right platform có ý nghĩa rất quan trọng để một producer trở thành superstar, bên cạnh tài năng của chính anh/chị ta. The Economist cách đây không lâu có một bài viết cực hay về khái niệm platform, highly recommended.
Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014
Big Mac Index
1.
Đầu tháng 2/2014 cái tên Vietnam xuất hiện rất nhiều trên báo chí quốc tế nhờ vào ... Flappy Bird và McDonald's. Trái với Flappy Bird đến và đi rất nhanh, franchise McDonald's đầu tiên của VN đã phải mất gần mười năm mới mở cửa được và chắc sẽ ở lại mảnh đất này lâu dài. Nếu Thomas Friedman đúng, sự hiện diện của McDonald's biết đâu sẽ giúp VN tránh được đụng độ quân sự với anh láng giềng phương Bắc trong những năm tới(*). Trước mắt sự hiện diện của McDonald's đã giúp cho VN lọt vào danh sách thành viên của Big Mac Index (BMI) của tạp chí The Economist. Mặc dù ý nghĩa kinh tế và học thuật của BMI không đáng kể (ý tưởng BMI có nguồn gốc từ một lời nói đùa), việc VN được một tạp chí kinh tế tài chính hàng đầu thế giới quan tâm là một tín hiệu đáng mừng (**).
(*) Trong quyển The Lexus and the Olive Tree năm 1999, Thomas Friedman đã đưa ra một giả thuyết gọi là "Golden Arches Theory of Conflict Prevention", theo đó 2 quốc gia cùng có sự hiện diện của McDonald's sẽ không gây chiến với nhau. Mặc dù đã có một vài ngoại lệ, thuyết này cho đến nay về cơ bản khá chính xác.
(**): Hiện tại McDonald's đã có mặt ở 122 quốc gia, tuy nhiên BMI chỉ bao gồm 44 quốc gia và vùng lãnh thổ (thực tế là 55 quốc gia nhưng 12 nước trong EMU đã được gộp chung lại trong một chuỗi index sau khi đồng Euro ra đời).
2.
Khi nói về BMI người ta thường đề cập đến khái niệm Purchasing Power Parity (PPP), ở đây tôi sẽ giải thích kỹ hơn về khái niệm này để tránh nhầm lẫn (bạn nào không quan tâm đến học thuật có thể bỏ qua đoạn này). Trước hết cần phân biệt "lý thuyết" PPP do Gustav Cassel đưa ra năm 1918 với "tỷ giá" PPP do University of Pennsylvania đưa ra từ những năm 1960 và hiện được World Bank quản lý. Hai khái niệm này có cùng gốc gác nhưng hiện được sử dụng độc lập với nhau và rất dễ hiểu nhầm.
Gustav Cassel, nhà kinh tế người Thụy điển cùng thời với Keynes và Hayek, đưa ra ý tưởng xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền dựa vào một qui luật kinh tế khá lâu đời là "law of one price" (LOP), theo đó một loại hàng hóa nhất định sẽ chỉ có thể có một giá dù được mua bán ở các địa điểm khác nhau (nếu không arbitrage sẽ nhanh chóng xảy ra và giá sẽ được quân bình). Cassel cho rằng nếu chi phí vận tải không đáng kể và giữa 2 quốc gia không có hàng rào thuế quan thì LOP sẽ dẫn đến việc tỷ giá giữa hai đồng tiền của hai quốc gia đó phải ở mức đảm bảo giá của một mặt hàng giống nhau ở 2 bên biên giới phải như nhau dù niêm yết bằng đồng tiền nào cũng vậy.
Nói nôm na nếu một chiếc xe hơi ở Mỹ có giá 50000 USD còn ở VN giá 1 tỷ VND thì tỷ giá VNDUSD tuân theo lý thuyết PPP sẽ phải là 20000 VND/USD (giả sử chi phí chuyên chở và thuế quan không đáng kể). Điều này đảm bảo rằng sức mua của 50000 USD ở Mỹ hay ở VN đều như nhau, hay ngược lại sức mua của 1 tỷ VND ở đâu cũng vậy miễn là hai đồng tiền này được tự do chuyển đổi. Đó là lý do của tên gọi Purchasing Power Parity. Khi tỷ giá thực tế không đảm bảo LOP hoặc PPP, một đồng tiền sẽ bị cho là undervalued hoặc overvalued so với đồng tiền kia. Ví dụ nếu giá xe hơi ở Mỹ và VN vẫn giữ như trên nhưng tỷ giá thị trường là 21000 VND/USD thì VND bị cho là undervalued hay USD bị overvalued. Nói cách khác giá của chiếc xe đó ở VN nếu qui đổi sang USD sẽ là 47679 USD, rẻ hơn so với giá ở Mỹ nên LOP không còn đúng nữa và tỷ giá đã không tuân theo PPP.
Giới kinh tế học gọi lý thuyết PPP như trình bày bên trên là absolute PPP, nghĩa là PPP áp dụng cho mặt bằng giá (level) của các loại hàng hóa(#). Mặc dù lý thuyết này rất dễ hiểu và có vẻ chặt chẽ, không cần là chuyên gia kinh tế bạn cũng có thể chỉ ra hàng loạt lý do absolute PPP không thể đúng trên thực tế. Ai cũng có thể thấy giá (tính ra USD) của rất nhiều mặt hàng ở VN khác xa so với giá ở nước ngoài, từ xe hơi, đồ điện tử, cho đến thuốc uống, sữa trẻ em. Trong hàng chục năm qua các nhà kinh tế đã sử dụng rất nhiều kỹ thuật kiểm định từ đơn giản đến hiện đại để tìm cách chứng mình LOP và PPP nhưng đa số đã thất bại (xem thêm entry này). Bởi vậy một phiên bản PPP ít chặt chẽ hơn được đưa ra, gọi là relative PPP. Theo lý thuyết này bất kể LOP hiện tại có đúng hay không tốc độ thay đổi tỷ giá của hai đồng tiền giữa hai thời điểm phải phản ánh tốc độ lạm phát của hai quốc gia.
Quay lại ví dụ giá xe hơi bên trên. Giả sử giá xe năm 2013 là 50000 USD ở Mỹ và 1 tỷ VND ở VN, tỷ giá hiện tại là 21000 VND/USD. Nếu trong năm 2014 lạm phát ở VN là 10%, nghĩa là giá xe sẽ tăng lên 1.1 tỷ VND, trong khi lạm phát ở Mỹ chỉ là 2%, giá xe tăng lên 51000 USD, thì tỷ giá sẽ tăng lên 8% (= chênh lệch lạm pháp) nghĩa là 22680 VND/USD. Trong trường hợp này relative PPP đúng và sức mua giữa hai năm 2013 và 2014 không thay đổi. Hay nói theo ngôn ngữ kinh tế học là tỷ giá thực (real exchange rate) không thay đổi. Đa số các nhà kinh tế cho rằng absolute PPP không đúng trên thực tế, may ra relative PPP có thể đúng dù có cũng có nhiều lý do ảnh hưởng đến đọ chính xác của nó (vd chi phí vận tải, hàng rào thuế quan, có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ không vận chuyển được, bản chất nền kinh tế khác nhau).
Tóm lại lý thuyết absolute PPP liên quan đến mặt bằng giá ở một thời điểm, relative PPP liên quan đến tốc độ trượt giá tương đối ở hai thời điểm. Với absolute PPP bạn có thể nói tại một thời điểm tỷ giá của một đồng tiền bị under/overvalued, với relative PPP có thể nói tốc độ devaluation/appreciation của một đồng tiền giữa hai thời điểm có phản ánh đủ chênh lệch lạm phát hay không. Giới báo chí (như trường hợp BMI của The Economist) và đa số người dân thường chỉ hiểu PPP theo nghĩa absolute. Giới finance dù hầu như chỉ quan tâm đến relative PPP cũng hay giả định tỷ giá xuất phát điểm phản ánh đúng absolute PPP nên sau một giai đoạn nếu relative PPP đúng thì absolute PPP cũng đúng. Giới kinh tế học hầu như chỉ quan tâm đến relative PPP, trừ một số nhỏ mà tôi sẽ trình bày dưới đây.
(#) Chữ "absolute" trong toán học chỉ giá trị tuyệt đối, nghĩa là giá trị không tính đến dấu. Tôi không hiểu tại sao trong finance và thỉnh thoảng trong kinh tế học (như trong trường hợp ý thuyết PPP này) chữ "absolute" lại được dùng thay cho "level" để phân biệt với "growth rate".
3.
Cuối thập kỷ 1960 một số nhà kinh tế ở University of Pennsylvania, cái nôi của hệ thống tài khoản quốc gia SNA sau này, nảy ra ý tưởng so sánh GDP (thời đó phổ biến là GNP) của các nước với nhau. Vì GDP của mỗi nước được thống kê bằng đồng nội tệ của mình, muốn so sánh phải chuyển đổi về một đồng tiền chung. Vấn đề là nếu tỷ giá thị trường tuân thủ theo absolute PPP thì việc chuyển đổi mới có ý nghĩa, bằng không một chiếc xe hơi ở nước này khi định giá bằng đồng tiền khác sẽ có thể nhiều hơn hoặc ít hơn một chiếc xe hơi tương đương ở nước được so sánh. Trong ví dụ xe hơi đầu tiên khi VN chuyển đổi một chiếc xe hơi sản xuất trong nước giá 1 tỷ VND sang USD với tỷ giá 21000 VND/USD, chiếc xe đó sẽ chỉ bằng 0.95 một chiếc xe sản xuất ở Mỹ. Như vậy khi tỷ giá thị trường không phản ánh được sức mua tương đương cần phải xác định một loại tỷ giá cho mục đích chuyển đổi GDP để không bị tình trạng so sánh cam với táo. Tỷ giá hiệu chỉnh này được gọi là tỷ giá PPP còn nghiên cứu ban đầu của UPenn đó được UN tiếp quản và phát triển gọi là International Comparison Program (ICP). ICP sau này được chia cho OECD và WB quản lý mà nhiệm vụ chính là tính tỷ giá PPP cho từng quốc gia để đảm bảo việc so sánh GDP giữa các nước có ý nghĩa.
Nếu nền kinh tế chỉ có một loại hàng hoá duy nhất thì việc tính tỷ giá PPP quá đơn giản. Trong ví dụ xe hơi bên trên tỷ giá thị trường là 21,000 còn tỷ giá PPP là 20,000. Tạp chí The Economist đã tính "tỷ giá PPP" dựa vào một loại hàng hoá duy nhất là chiếc bánh Big Mac của McDonald's cho các nước thành viên của BMI. Với VN tỷ giá PPP theo BMI là 12,975 VND/USD đảm bảo sức mua bánh Big Mac ở VN và Mỹ như nhau. Như vậy với tỷ giá thị trường hiện tại xấp xỉ 21,000 VND đang bị undervalued tính theo sức mua Big Mac. Tất nhiên không nền kinh tế nào đơn giản như vậy mà thường phải có hàng triệu mặt hàng khác nhau, tỷ giá PPP phải đảm bảo tính chất ngang bằng sức mua cho một rổ các loại hàng hoá đó. Phức tạp hơn một chiếc xe hơi sản xuất ở VN dù có thể cùng hiệu Toyota nhưng chắc chắn sẽ khác một chiếc Toyota ở Mỹ về nhiều mặt nên dù chỉ cần tính tỷ giá PPP cho xe hơi cũng phải cân nhắc và hiệu chỉnh nhiều thứ. Chưa kể có những loại hàng hoá dịch vụ ở Mỹ có mà VN không có hoặc ngược lại, hoặc những loại hàng hoá không vận chuyển được như bất động sản. Bởi vậy việc tính toán tỷ giá PPP vô cùng phức tạp và tốn kém, bản thân UN, OECD và WB cũng chỉ tổ chức khảo sát và ước tính tỷ giá PPP cho các nước vài năm một lần. Tỷ giá PPP cho dù được tính toán cẩn thận đến đâu cũng không thể chính xác và hầu như chỉ để so sánh GDP giữa các nước.
Năm 2012 GDP đầu người của VN do World Bank công bố nếu tính theo tỷ giá thị trường VNDUSD là 1750 USD, còn tính theo tỷ giá PPP của chương trình ICP là "3787 international dollar" hay "3787 dollar at PPP". Như vậy tỷ giá PPP chỉ bằng 46% tỷ giá thị trường năm 2012, nghĩa là khoảng 9730 VND/dollar at PPP. Cùng năm đó GDP đầu người của Mỹ là 51,749 và Cambodia là 2454 international dollar, như vậy một người VN có sức mua bằng 7.3% một người Mỹ đồng thời bằng 154.3% một người Cambodia (nếu so sánh theo tỷ giá thị trường thì 2 con số này lần lượt là 3.4% và 185.9%). Như đã nói bên trên tỷ giá PPP chỉ dùng để so sánh GDP/sức mua giữa các nước chứ nếu nói VND undervalued vì số 9730 nhỏ hơn số 21,000 sẽ không chính xác. Tuy nhiên vì international dollar luôn được qui định bằng với USD, nghĩa là GDP của Mỹ tính theo tỷ giá PPP luốn bằng với GDP tính theo "tỷ giá thị trường" nên con số 9787 nói trên có thể hiểu theo nghĩa là tỷ giá VNDUSD tính theo sức mua GDP (do chương trình ICP tính toán, tương tự như BMI tính theo sức mua Big Mac do The Economist tính toán).
Bên cạnh hai loại tỷ giá này WB còn tính theo một loại tỷ giá thứ ba áp dụng lý thuyết relative PPP gọi là "dollar by Atlas method". Thực tế đây là một cách làm tắt, dễ hơn và rẻ hơn so với absolute PPP của chương trình ICP. Phương pháp này tính tỷ giá Atlas để chuyển đổi GNI từ một đồng nội tệ sang dollar bằng cách lấy trung bình tỷ giá thị trường của 3 năm, trong đó 2 năm đầu được hiệu chỉnh chênh lệch lạm phát như theo relative PPP. Hiện tại WB thống kê và công bố GNI theo Atlat method chứ không công bố GDP. Năm 2012 GNI đầu người của VN sử dụng tỷ giá Atlas là 1550 trong khi tính theo tỷ giá PPP là 3650. Lưu ý tất cả các con số trên đây đều là nominal, nghĩa là không loại trừ ảnh hưởng của lạm phát. GDP/GNI tính theo tỷ giá thị trường, Atlas, hay PPP đều có thể tính theo giá cố định của một năm gốc nào đó (real), tôi sẽ không đi sâu thêm về vấn đề này ở đây.
4.
Quay lại BMI và giá một chiếc Big Mac ở SG khi qui đổi sang USD. Tôi đoán không ít người đã bất ngờ khi The Economist cho biết VND đang undervalued dựa vào cách tính BMI của họ. Từ trước tới nay có không ít người cho rằng VND đã bị overvalued quá nhiều dẫn đến hàng hoá VN bị mất dần sức cạnh tranh, cả ở trong nước lẫn khi xuất khẩu. Bản thân tôi đã không dưới một lần khuyến nghị cần phải phá giá VND, nhiều chuyên gia khác cũng có quan điểm như vậy (cũng có những người có ý kiến ngược lại). Vậy có phải phe ủng hộ phá giá đã sai? Tất nhiên lập luận rằng VND đang bị undervalued dựa vào absolute PPP và chỉ một mặt hàng duy nhất mới hiện diên ở VN được vài ngày thì chưa chắc đã chính xác. Nhưng vấn đề không chỉ có vậy.
Ở VN mỗi khi một vị quan chức nào đó nói giá điện hay giá xăng ở VN tính ra USD vẫn còn rẻ hơn ở nhiều nước trong khu vực người dân ngay lập tức lập luận rằng nhưng thu nhập của họ gấp mấy lần của ta. Các nhà kinh tế cũng lập luận y như vậy, mà cụ thể là những người xây dựng BMI của The Economist. Trên trang web chuyên đề BMI của tạp chí này có đồ thị sau:
Trục hoành của đồ thị là GDP đầu người (nominal) năm 2011 qui đổi ra USD theo tỷ giá thị trường (số liệu do IMF công bố, có hơi khác so với số liệu của WB), còn trục tung là giá một chiếc Big Mac qui đổi ra USD theo cùng tỷ giá. Mỗi điểm tròn trên đồ thị là một nước thành viên của BMI, điểm mầu xanh ở bên cực trái là VN (tôi vẽ thêm vì The Economist chưa cập nhật). Đường mầu đỏ là ước lượng tuyến tính (OLS) giữa 2 đại lượng này, nghĩa là với một mức GDP đầu người nhất định chúng ta có thể dự đoán được giá một cái Big Mac là bao nhiêu. Trong một bài báo năm 2011 tạp chí The Economist lập luận rằng đánh giá mức độ over/undervalued của một đồng tiền dựa vào BMI ít nhất phải hiệu chỉnh cho mức độ chênh lệch GDP đầu người. Cụ thể là không nên so sánh giá một cái Big Mac ở VN là 2.84 USD với một cái ở Mỹ giá 4.62 USD để kết luận VND đang bị undervalued. Chính xác hơn phải so sánh giá 2.84 với mức giá trên đường mầu đỏ có vị trí trục hoành bằng với GDP đầu người của VN (gọi là fitted value hoặc fair value). Ước lượng của tôi sử dụng số liệu GDP đầu người năm 2012 do IMF công bố fitted value cho Big Mac ở VN là 2.84 USD, nghĩa là tỷ giá thị trường VNDUSD gần như chính xác với tỷ giá absolute PPP tính theo BMI. Không rõ Nguyễn Bảo Hoàng có dùng công thức này để tính giá cho Big Mac ở SG hay không.
Như vậy sau khi hiệu chỉnh BMI cho GDP theo đầu người, VND gần như đang ở mức fair value (VN nằm trên đường mầu đỏ). Vậy có cần/nên phá giá VND nữa hay không? Như đã nói bên trên không ai dựa vào BMI để ra quyết định về chính sách tiền tệ/tỷ giá. Nhưng ngay cả nếu chỉ nhìn vào đồ thị này tôi vẫn muốn thấy VN nằm bên dưới chứ không phải bên trên đường mầu đỏ. Điểm có khoảng cách xa đường mầu đỏ nhất ở phía trên là Brazil, còn phía dưới là Hong Kong/Japan. Không biết bạn thế nào chứ tôi prefer Hong Kong/Japan hơn là Brazil (về sức cạnh tranh). Bởi vậy quan điểm của tôi vẫn là nên phá giá VND để tính theo BMI đồng nội tệ của VN undervalued từ 30 đến 40% giống như 2 nước châu Á nói trên.
(*) Trong quyển The Lexus and the Olive Tree năm 1999, Thomas Friedman đã đưa ra một giả thuyết gọi là "Golden Arches Theory of Conflict Prevention", theo đó 2 quốc gia cùng có sự hiện diện của McDonald's sẽ không gây chiến với nhau. Mặc dù đã có một vài ngoại lệ, thuyết này cho đến nay về cơ bản khá chính xác.
(**): Hiện tại McDonald's đã có mặt ở 122 quốc gia, tuy nhiên BMI chỉ bao gồm 44 quốc gia và vùng lãnh thổ (thực tế là 55 quốc gia nhưng 12 nước trong EMU đã được gộp chung lại trong một chuỗi index sau khi đồng Euro ra đời).
2.
Khi nói về BMI người ta thường đề cập đến khái niệm Purchasing Power Parity (PPP), ở đây tôi sẽ giải thích kỹ hơn về khái niệm này để tránh nhầm lẫn (bạn nào không quan tâm đến học thuật có thể bỏ qua đoạn này). Trước hết cần phân biệt "lý thuyết" PPP do Gustav Cassel đưa ra năm 1918 với "tỷ giá" PPP do University of Pennsylvania đưa ra từ những năm 1960 và hiện được World Bank quản lý. Hai khái niệm này có cùng gốc gác nhưng hiện được sử dụng độc lập với nhau và rất dễ hiểu nhầm.
Gustav Cassel, nhà kinh tế người Thụy điển cùng thời với Keynes và Hayek, đưa ra ý tưởng xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền dựa vào một qui luật kinh tế khá lâu đời là "law of one price" (LOP), theo đó một loại hàng hóa nhất định sẽ chỉ có thể có một giá dù được mua bán ở các địa điểm khác nhau (nếu không arbitrage sẽ nhanh chóng xảy ra và giá sẽ được quân bình). Cassel cho rằng nếu chi phí vận tải không đáng kể và giữa 2 quốc gia không có hàng rào thuế quan thì LOP sẽ dẫn đến việc tỷ giá giữa hai đồng tiền của hai quốc gia đó phải ở mức đảm bảo giá của một mặt hàng giống nhau ở 2 bên biên giới phải như nhau dù niêm yết bằng đồng tiền nào cũng vậy.
Nói nôm na nếu một chiếc xe hơi ở Mỹ có giá 50000 USD còn ở VN giá 1 tỷ VND thì tỷ giá VNDUSD tuân theo lý thuyết PPP sẽ phải là 20000 VND/USD (giả sử chi phí chuyên chở và thuế quan không đáng kể). Điều này đảm bảo rằng sức mua của 50000 USD ở Mỹ hay ở VN đều như nhau, hay ngược lại sức mua của 1 tỷ VND ở đâu cũng vậy miễn là hai đồng tiền này được tự do chuyển đổi. Đó là lý do của tên gọi Purchasing Power Parity. Khi tỷ giá thực tế không đảm bảo LOP hoặc PPP, một đồng tiền sẽ bị cho là undervalued hoặc overvalued so với đồng tiền kia. Ví dụ nếu giá xe hơi ở Mỹ và VN vẫn giữ như trên nhưng tỷ giá thị trường là 21000 VND/USD thì VND bị cho là undervalued hay USD bị overvalued. Nói cách khác giá của chiếc xe đó ở VN nếu qui đổi sang USD sẽ là 47679 USD, rẻ hơn so với giá ở Mỹ nên LOP không còn đúng nữa và tỷ giá đã không tuân theo PPP.
Giới kinh tế học gọi lý thuyết PPP như trình bày bên trên là absolute PPP, nghĩa là PPP áp dụng cho mặt bằng giá (level) của các loại hàng hóa(#). Mặc dù lý thuyết này rất dễ hiểu và có vẻ chặt chẽ, không cần là chuyên gia kinh tế bạn cũng có thể chỉ ra hàng loạt lý do absolute PPP không thể đúng trên thực tế. Ai cũng có thể thấy giá (tính ra USD) của rất nhiều mặt hàng ở VN khác xa so với giá ở nước ngoài, từ xe hơi, đồ điện tử, cho đến thuốc uống, sữa trẻ em. Trong hàng chục năm qua các nhà kinh tế đã sử dụng rất nhiều kỹ thuật kiểm định từ đơn giản đến hiện đại để tìm cách chứng mình LOP và PPP nhưng đa số đã thất bại (xem thêm entry này). Bởi vậy một phiên bản PPP ít chặt chẽ hơn được đưa ra, gọi là relative PPP. Theo lý thuyết này bất kể LOP hiện tại có đúng hay không tốc độ thay đổi tỷ giá của hai đồng tiền giữa hai thời điểm phải phản ánh tốc độ lạm phát của hai quốc gia.
Quay lại ví dụ giá xe hơi bên trên. Giả sử giá xe năm 2013 là 50000 USD ở Mỹ và 1 tỷ VND ở VN, tỷ giá hiện tại là 21000 VND/USD. Nếu trong năm 2014 lạm phát ở VN là 10%, nghĩa là giá xe sẽ tăng lên 1.1 tỷ VND, trong khi lạm phát ở Mỹ chỉ là 2%, giá xe tăng lên 51000 USD, thì tỷ giá sẽ tăng lên 8% (= chênh lệch lạm pháp) nghĩa là 22680 VND/USD. Trong trường hợp này relative PPP đúng và sức mua giữa hai năm 2013 và 2014 không thay đổi. Hay nói theo ngôn ngữ kinh tế học là tỷ giá thực (real exchange rate) không thay đổi. Đa số các nhà kinh tế cho rằng absolute PPP không đúng trên thực tế, may ra relative PPP có thể đúng dù có cũng có nhiều lý do ảnh hưởng đến đọ chính xác của nó (vd chi phí vận tải, hàng rào thuế quan, có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ không vận chuyển được, bản chất nền kinh tế khác nhau).
Tóm lại lý thuyết absolute PPP liên quan đến mặt bằng giá ở một thời điểm, relative PPP liên quan đến tốc độ trượt giá tương đối ở hai thời điểm. Với absolute PPP bạn có thể nói tại một thời điểm tỷ giá của một đồng tiền bị under/overvalued, với relative PPP có thể nói tốc độ devaluation/appreciation của một đồng tiền giữa hai thời điểm có phản ánh đủ chênh lệch lạm phát hay không. Giới báo chí (như trường hợp BMI của The Economist) và đa số người dân thường chỉ hiểu PPP theo nghĩa absolute. Giới finance dù hầu như chỉ quan tâm đến relative PPP cũng hay giả định tỷ giá xuất phát điểm phản ánh đúng absolute PPP nên sau một giai đoạn nếu relative PPP đúng thì absolute PPP cũng đúng. Giới kinh tế học hầu như chỉ quan tâm đến relative PPP, trừ một số nhỏ mà tôi sẽ trình bày dưới đây.
(#) Chữ "absolute" trong toán học chỉ giá trị tuyệt đối, nghĩa là giá trị không tính đến dấu. Tôi không hiểu tại sao trong finance và thỉnh thoảng trong kinh tế học (như trong trường hợp ý thuyết PPP này) chữ "absolute" lại được dùng thay cho "level" để phân biệt với "growth rate".
3.
Cuối thập kỷ 1960 một số nhà kinh tế ở University of Pennsylvania, cái nôi của hệ thống tài khoản quốc gia SNA sau này, nảy ra ý tưởng so sánh GDP (thời đó phổ biến là GNP) của các nước với nhau. Vì GDP của mỗi nước được thống kê bằng đồng nội tệ của mình, muốn so sánh phải chuyển đổi về một đồng tiền chung. Vấn đề là nếu tỷ giá thị trường tuân thủ theo absolute PPP thì việc chuyển đổi mới có ý nghĩa, bằng không một chiếc xe hơi ở nước này khi định giá bằng đồng tiền khác sẽ có thể nhiều hơn hoặc ít hơn một chiếc xe hơi tương đương ở nước được so sánh. Trong ví dụ xe hơi đầu tiên khi VN chuyển đổi một chiếc xe hơi sản xuất trong nước giá 1 tỷ VND sang USD với tỷ giá 21000 VND/USD, chiếc xe đó sẽ chỉ bằng 0.95 một chiếc xe sản xuất ở Mỹ. Như vậy khi tỷ giá thị trường không phản ánh được sức mua tương đương cần phải xác định một loại tỷ giá cho mục đích chuyển đổi GDP để không bị tình trạng so sánh cam với táo. Tỷ giá hiệu chỉnh này được gọi là tỷ giá PPP còn nghiên cứu ban đầu của UPenn đó được UN tiếp quản và phát triển gọi là International Comparison Program (ICP). ICP sau này được chia cho OECD và WB quản lý mà nhiệm vụ chính là tính tỷ giá PPP cho từng quốc gia để đảm bảo việc so sánh GDP giữa các nước có ý nghĩa.
Nếu nền kinh tế chỉ có một loại hàng hoá duy nhất thì việc tính tỷ giá PPP quá đơn giản. Trong ví dụ xe hơi bên trên tỷ giá thị trường là 21,000 còn tỷ giá PPP là 20,000. Tạp chí The Economist đã tính "tỷ giá PPP" dựa vào một loại hàng hoá duy nhất là chiếc bánh Big Mac của McDonald's cho các nước thành viên của BMI. Với VN tỷ giá PPP theo BMI là 12,975 VND/USD đảm bảo sức mua bánh Big Mac ở VN và Mỹ như nhau. Như vậy với tỷ giá thị trường hiện tại xấp xỉ 21,000 VND đang bị undervalued tính theo sức mua Big Mac. Tất nhiên không nền kinh tế nào đơn giản như vậy mà thường phải có hàng triệu mặt hàng khác nhau, tỷ giá PPP phải đảm bảo tính chất ngang bằng sức mua cho một rổ các loại hàng hoá đó. Phức tạp hơn một chiếc xe hơi sản xuất ở VN dù có thể cùng hiệu Toyota nhưng chắc chắn sẽ khác một chiếc Toyota ở Mỹ về nhiều mặt nên dù chỉ cần tính tỷ giá PPP cho xe hơi cũng phải cân nhắc và hiệu chỉnh nhiều thứ. Chưa kể có những loại hàng hoá dịch vụ ở Mỹ có mà VN không có hoặc ngược lại, hoặc những loại hàng hoá không vận chuyển được như bất động sản. Bởi vậy việc tính toán tỷ giá PPP vô cùng phức tạp và tốn kém, bản thân UN, OECD và WB cũng chỉ tổ chức khảo sát và ước tính tỷ giá PPP cho các nước vài năm một lần. Tỷ giá PPP cho dù được tính toán cẩn thận đến đâu cũng không thể chính xác và hầu như chỉ để so sánh GDP giữa các nước.
Năm 2012 GDP đầu người của VN do World Bank công bố nếu tính theo tỷ giá thị trường VNDUSD là 1750 USD, còn tính theo tỷ giá PPP của chương trình ICP là "3787 international dollar" hay "3787 dollar at PPP". Như vậy tỷ giá PPP chỉ bằng 46% tỷ giá thị trường năm 2012, nghĩa là khoảng 9730 VND/dollar at PPP. Cùng năm đó GDP đầu người của Mỹ là 51,749 và Cambodia là 2454 international dollar, như vậy một người VN có sức mua bằng 7.3% một người Mỹ đồng thời bằng 154.3% một người Cambodia (nếu so sánh theo tỷ giá thị trường thì 2 con số này lần lượt là 3.4% và 185.9%). Như đã nói bên trên tỷ giá PPP chỉ dùng để so sánh GDP/sức mua giữa các nước chứ nếu nói VND undervalued vì số 9730 nhỏ hơn số 21,000 sẽ không chính xác. Tuy nhiên vì international dollar luôn được qui định bằng với USD, nghĩa là GDP của Mỹ tính theo tỷ giá PPP luốn bằng với GDP tính theo "tỷ giá thị trường" nên con số 9787 nói trên có thể hiểu theo nghĩa là tỷ giá VNDUSD tính theo sức mua GDP (do chương trình ICP tính toán, tương tự như BMI tính theo sức mua Big Mac do The Economist tính toán).
Bên cạnh hai loại tỷ giá này WB còn tính theo một loại tỷ giá thứ ba áp dụng lý thuyết relative PPP gọi là "dollar by Atlas method". Thực tế đây là một cách làm tắt, dễ hơn và rẻ hơn so với absolute PPP của chương trình ICP. Phương pháp này tính tỷ giá Atlas để chuyển đổi GNI từ một đồng nội tệ sang dollar bằng cách lấy trung bình tỷ giá thị trường của 3 năm, trong đó 2 năm đầu được hiệu chỉnh chênh lệch lạm phát như theo relative PPP. Hiện tại WB thống kê và công bố GNI theo Atlat method chứ không công bố GDP. Năm 2012 GNI đầu người của VN sử dụng tỷ giá Atlas là 1550 trong khi tính theo tỷ giá PPP là 3650. Lưu ý tất cả các con số trên đây đều là nominal, nghĩa là không loại trừ ảnh hưởng của lạm phát. GDP/GNI tính theo tỷ giá thị trường, Atlas, hay PPP đều có thể tính theo giá cố định của một năm gốc nào đó (real), tôi sẽ không đi sâu thêm về vấn đề này ở đây.
4.
Quay lại BMI và giá một chiếc Big Mac ở SG khi qui đổi sang USD. Tôi đoán không ít người đã bất ngờ khi The Economist cho biết VND đang undervalued dựa vào cách tính BMI của họ. Từ trước tới nay có không ít người cho rằng VND đã bị overvalued quá nhiều dẫn đến hàng hoá VN bị mất dần sức cạnh tranh, cả ở trong nước lẫn khi xuất khẩu. Bản thân tôi đã không dưới một lần khuyến nghị cần phải phá giá VND, nhiều chuyên gia khác cũng có quan điểm như vậy (cũng có những người có ý kiến ngược lại). Vậy có phải phe ủng hộ phá giá đã sai? Tất nhiên lập luận rằng VND đang bị undervalued dựa vào absolute PPP và chỉ một mặt hàng duy nhất mới hiện diên ở VN được vài ngày thì chưa chắc đã chính xác. Nhưng vấn đề không chỉ có vậy.
Ở VN mỗi khi một vị quan chức nào đó nói giá điện hay giá xăng ở VN tính ra USD vẫn còn rẻ hơn ở nhiều nước trong khu vực người dân ngay lập tức lập luận rằng nhưng thu nhập của họ gấp mấy lần của ta. Các nhà kinh tế cũng lập luận y như vậy, mà cụ thể là những người xây dựng BMI của The Economist. Trên trang web chuyên đề BMI của tạp chí này có đồ thị sau:
Trục hoành của đồ thị là GDP đầu người (nominal) năm 2011 qui đổi ra USD theo tỷ giá thị trường (số liệu do IMF công bố, có hơi khác so với số liệu của WB), còn trục tung là giá một chiếc Big Mac qui đổi ra USD theo cùng tỷ giá. Mỗi điểm tròn trên đồ thị là một nước thành viên của BMI, điểm mầu xanh ở bên cực trái là VN (tôi vẽ thêm vì The Economist chưa cập nhật). Đường mầu đỏ là ước lượng tuyến tính (OLS) giữa 2 đại lượng này, nghĩa là với một mức GDP đầu người nhất định chúng ta có thể dự đoán được giá một cái Big Mac là bao nhiêu. Trong một bài báo năm 2011 tạp chí The Economist lập luận rằng đánh giá mức độ over/undervalued của một đồng tiền dựa vào BMI ít nhất phải hiệu chỉnh cho mức độ chênh lệch GDP đầu người. Cụ thể là không nên so sánh giá một cái Big Mac ở VN là 2.84 USD với một cái ở Mỹ giá 4.62 USD để kết luận VND đang bị undervalued. Chính xác hơn phải so sánh giá 2.84 với mức giá trên đường mầu đỏ có vị trí trục hoành bằng với GDP đầu người của VN (gọi là fitted value hoặc fair value). Ước lượng của tôi sử dụng số liệu GDP đầu người năm 2012 do IMF công bố fitted value cho Big Mac ở VN là 2.84 USD, nghĩa là tỷ giá thị trường VNDUSD gần như chính xác với tỷ giá absolute PPP tính theo BMI. Không rõ Nguyễn Bảo Hoàng có dùng công thức này để tính giá cho Big Mac ở SG hay không.
Như vậy sau khi hiệu chỉnh BMI cho GDP theo đầu người, VND gần như đang ở mức fair value (VN nằm trên đường mầu đỏ). Vậy có cần/nên phá giá VND nữa hay không? Như đã nói bên trên không ai dựa vào BMI để ra quyết định về chính sách tiền tệ/tỷ giá. Nhưng ngay cả nếu chỉ nhìn vào đồ thị này tôi vẫn muốn thấy VN nằm bên dưới chứ không phải bên trên đường mầu đỏ. Điểm có khoảng cách xa đường mầu đỏ nhất ở phía trên là Brazil, còn phía dưới là Hong Kong/Japan. Không biết bạn thế nào chứ tôi prefer Hong Kong/Japan hơn là Brazil (về sức cạnh tranh). Bởi vậy quan điểm của tôi vẫn là nên phá giá VND để tính theo BMI đồng nội tệ của VN undervalued từ 30 đến 40% giống như 2 nước châu Á nói trên.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
NEER/REER Update
Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...
-
Cuối tuần trước Jenner & Block, công ty luật được tòa xử vụ phá sản Lehman Brothers năm 2008 chỉ định khám định sổ sách của công ty này,...
-
Bác Lai Tran Mai nhờ tôi giới thiệu với các bạn loạt bài giảng của bác ấy về các quan hệ vĩ mô của một nền kinh tế, cám ơn bác. Tôi đã tạo m...
-
Tôi đã nghe nói nhiều về CES, một cuộc triển lãm hàng điện tử ở Las Vegas. Hôm nay nghe một podcast của NPR mới biết đến một cuộc triển lãm...