Tôi không bênh vực Vinashin, nhưng thấy gần đây nhiều người, trong đó có cả TS Lê Đăng Doanh, hiểu sai con số 80,000 tỷ của Vinashin nên thấy cần nói lại cho rõ.
Theo tôi hiểu số 80,000 tỷ đó là liabilities (tiếng Việt dịch là "Tài sản nợ") chứ không phải debts ("Nợ"), mặc dù 2 khái niệm này khá gần nhau. Liabilities của một công ty có thể bao gồm debts, nhưng không nhất thiết tất cả liabilities là debts. Lấy ví dụ (giả tưởng) Vinashin ký một hợp đồng đóng tàu trị giá 1000 tỷ, khách hàng ứng trước 500 tỷ và Vinashin dùng số tiền này để mua sắt thép thực hiện hợp đồng. Như vậy liabilities của Vinashin tăng lên 500 tỷ nhưng assets cũng tăng lên tương ứng với số sắt thép trong xưởng. Khi bàn giao tàu và thanh lý hợp đồng, toàn bộ số liability này sẽ được đưa ra khỏi balance sheets của Vinashin mà không có một dòng cashflow chảy ra tương ứng. Đây không gọi là "trả nợ" như TS Doanh trả lời phỏng vấn.
Giả sử trong hợp đồng nói trên Vinashin cần phải có thêm 100 tỷ để trả lương công nhân và các chi phí khác trong thời gian đóng tàu (khi chưa nhận được 500 tỷ còn lại từ khách hàng), Vinashin sẽ phải vay ngân hàng số tiền này và đây mới chính xác là debt. Số nợ 100 tỷ này sẽ là liability của Vinashin, và sẽ được ghi tương ứng 100 tỷ vào cột assets khi nhận cash từ ngân hàng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và nhận được 500 tỷ còn lại, Vinashin sẽ trả ngân hàng 100 tỷ này và đó là trả nợ (có cashflow chảy ra). Tôi nghĩ ông Trần Quang Vũ nói trả nợ là theo nghĩa này chứ không có nghĩa là xóa hết 80,000 liabilities.
Thực tế một công ty trả hết liabilities của mình cũng đồng nghĩa với nó bị đóng cửa. Nếu đó thực sự là ý của ông Vũ (i.e. thanh lý hết assets/liabilities của Vinashin trong 3 năm nữa), tôi thấy có khi đó lại là điều tốt vì như vậy nền kinh tế VN sẽ rũ bỏ được một gánh nặng. Chỉ sợ phần còn lại của Vinashin vẫn tiếp tục ngắc ngoải và chính phủ lại phải tiếp tục giải cứu bằng taxpayers' money, cách này hay cách khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét