Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Invisible hand



Nick Rowe có một bài viết rất thú vị về debt, trong đó có một ví dụ mà tôi sẽ copy lại dưới đây (có cải biên) nhưng để nói về một vấn đề khác.

Giả sử có một quốc gia gồm 10 hòn đảo rải rác đều nhau trên một đường thẳng, tạm đặt tên là i1, i2, ..., i10. Trừ đảo i10, chín hòn đảo đầu có thể nuôi bò lấy sữa. Các đảo từ i2 đến i9 có thể sản xuất được 100 lít sữa/ngày, vừa đủ cho nhu cầu tiêu dùng. Đảo i1 có thể sản xuất được 200 lít/ngày và có nhu cầu tiêu thụ 100 lít/ngày. Đảo i10 tuy không sản xuất được sữa nhưng cũng có nhu cầu 100 lít/ngày, như vậy nếu có thể vận chuyển 100 lít sữa thặng dư từ i1 đến i10 thì nền kinh tế này sẽ đạt tối ưu (về sản xuất và phân phối sữa). Tuy nhiên giả sử với công nghệ hiện tại của quốc gia đó sữa chỉ có thể vận chuyển giữa 2 đảo lân cận mà không bị hỏng. Vì khoảng cách từ i1 đến i10 quá xa nên không thể vận chuyển 100 lít sữa thặng dư từ i1 đến i10 được. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chuyển được sữa từ i1 đến i10 hay làm thế nào để tối ưu hoá nền kinh tế này?

Giải pháp của Nick Rowe (chắc nhiều bạn đã nghĩ ra) là chuyển 100 lít sữa thặng dư từ i1 sang i2 cho dân ở i2 tiêu thụ rồi chuyển 100 lít sữa do i2 sản xuất sang i3. Cứ tiếp tục như vậy cho đến i9 và đảo này sẽ chuyển 100 lít sữa của mình sản xuất cho i10. Hiệu quả hơn, vào lúc 7AM các đảo i1 đến i9 sẽ cùng lúc chuyển 100 lít sữa của mình cho đảo kế tiếp mà không đợi khi nhận được sữa rồi mới chuyển. Tất nhiên để làm được điều này cần phải có coordination, có thể là chiếu chỉ của một ông vua, đạo luật của một tổng thống, hay nghị quyết của một tổng bí thư yêu cầu các đảo phải chuyển sữa của mình đúng giờ. Biện pháp central planning này khả thi nhưng không phải là duy nhất và cũng không phải hiệu quả nhất.

Ngược lại với biện pháp top-down bên trên, một phương pháp bottom-up đơn giản hơn là mở cửa thị trường sữa giữa các đảo và cho phép các doanh nhân/con buôn tự do mua bán sữa. Khi i10 không có sữa nhưng vẫn có nhu cầu, người dân ở đây sẽ chấp nhận trả giá cao hơn rất nhiều giá ở i9 và các hòn đảo khác. Ngược lại những nhà sản xuất sữa ở i1 sẽ chấp nhận bán rẻ hơn vì cung lớn hơn cầu. Khi thị trường sữa được mở, chẳng chóng thì chầy sẽ có nhà buôn phát hiện ra chênh lệch giá giữa i9 và i10 và sẽ tìm cách arbitrage chênh lệch giá này bằng cách mua sữa ở i9 đem sang i10 bán. Điều này sẽ làm giá sữa ở i10 giảm dần trong khi giá ở i9 tăng dần. Đến khi giá sữa ở i9 tăng đến một mức nào đó cao hơn giá ở i8 quá trình arbitrage sẽ xảy ra tương tự giữa 2 hòn đảo này. Cứ như vậy lần lượt tất cả các hòn đảo sẽ tham gia vào quá trình arbitrage và sẽ làm giá sữa cân bằng trên tất cả 10 hòn đảo (giả sử chi phí vận chuyển không đáng kể).

Như vậy thay vì cần phải có coordination từ chính quyền trung ương, trong trường hợp thứ hai nói trên invisible hand của Adam Smith đã làm thay nhiệm vụ này. Không cần phải có thông tin đầy đủ và chính xác về nhu cầu và năng lực sản xuất sữa trên từng hòn đảo, mà trên thực tế sẽ phức tạp hơn nhiều, invisible hand chỉ cần một thông tin duy nhất là giá sữa trên các hòn đảo đó. Đây chính là ý tưởng của Friedrich Hayek cho rằng market price là signal duy nhất cần thiết cho một nền kinh tế (thị trường) vận hành hiệu quả, theo nghĩa phân bổ resource và distribution sản phẩm. Những nỗ lực kiểm soát giá của nhà nước sẽ chỉ làm méo mó tín hiệu quan trọng này, dẫn đến làm giảm hiệu quả của nền kinh tế. Hơn nữa nếu nền kinh tế không chỉ có sữa mà còn có hàng triệu sản phẩm khác, central coordination sẽ gần như không khả thi. Câu giải mã "XHCN = Xếp Hàng Cả Ngày" không phải không có cơ sở khoa học :-)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...