Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Dung Quat


Tôi đã cho tin này vào mục Links nhưng thấy có nhiều vấn đề quan trọng nên tách ra đây làm một entry riêng.

Khi nhìn thấy title này trên VNE: "Petro Vietnam được vay 1 tỷ USD lãi suất 3,6%/năm" tôi giật mình vì nhà máy lọc dầu Dung quất đã đi vào hoạt động thì tại sao phải vay nhiều thế làm gì. Ngẫm một hồi thì đoán chắc operating costs của nhà máy này khá cao nên phải đi vay để hoạt động. Chìa khóa cho ước lượng operating costs là câu này: "Tính đến nay, Nhà máy đã nhập 5,72 triệu tấn dầu thô, chế biến 4,98 triệu tấn sản phẩm, bán ra thị trường 4,74 triệu tấn sản phẩm đạt chất lượng."

Nếu giả sử hao hụt trong quá trình chế biến không nhiều thì tồn kho dầu thô của nhà máy lọc dầu là 5.72-4.98=0.74 triệu tấn. Công suất lọc dầu là 6.5 triệu tấn/năm, như vậy tồn kho nguyên liệu là 0.74/6.5*365= 41 ngày, nghĩa là nếu nhà máy không nhập được nguyên liệu thì sau 41 ngày sẽ phải dừng hoạt động. Lượng tồn kho của sản phẩm sau khi lọc là 4.98-4.74=0.24 triệu tấn. Tính tổng tồn kho cả nguyên liệu và sản phẩm khoảng 1 triệu tấn (tương đương 7 triệu thùng dầu) nhân với giá dầu hiện tại khoảng $75/thùng sẽ ra chi phí tồn kho của Dung quất khoảng $525 triệu.

Như vậy chỉ tính riêng chi phí tồn kho Dung quất đã cần hơn nửa tỷ USD, nếu tính thêm các chi phí vận hành khác (lương bổng, maintenance, khấu hao...) thì rất có thể con số operating costs khoảng 1 tỷ là hợp lý. Nếu vậy chưa kể phần lãi suất phải trả cho fixed costs ban đầu (đầu tư xây dựng nhà máy, cảng biển), phần lãi suất cho operating costs đã khá lớn và Dung quất có rủi ro sẽ lỗ. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên là chính phủ phải đứng ra dàn xếp số 1 tỷ operating costs này cho PVN với lãi suất rất thấp là 3.6%/năm, cố định trong vòng 16 năm.

Để có số tiền này chính phủ đã phải vay quốc tế với "lãi suất" 6.95% cho phần 700 triệu (trái phiếu) và 3.3% cho 300 triệu (vay thương mại từ BNP Paribas). Mặc dù phần vay thương mại có lãi suất thấp nhưng có lẽ chính phủ đã bắt đầu phải trả gốc từ năm nay (vay từ năm 2007 với 3 năm ân hạn). Như vậy để rollover phần trả nợ gốc chính phủ sẽ phải vay thương mại với lãi suất thị trường nhiều khả năng cao hơn 3.3%. Dẫu sao lãi suất trung bình chính phủ đi vay (rồi cho PVN vay lại với lãi suất 3.6%) ít nhất là (6.95*700+3.3*300)/1000=5.9%, vị chi chính phủ subsidy 2.3% cho PVN trong ít nhất 10 năm tới. Đến năm 2020 chính phủ phải rollover số vay 1 tỷ này (vì cả 700 trái phiếu quốc tế lẫn khoản vay thương mại 300 triệu đều đáo hạn trong khi cho PVN vay đến 2026) và có rủi ro sẽ phải trả lãi suất cao hơn số 5.9% hiện tại. Không ai sướng như PVN, vừa được trợ cấp lãi suất vừa được chính phủ gánh chịu cho rủi ro rollover vào năm 2020.

Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính vừa rồi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được nhà nước trợ giúp 2% lãi suất trong vòng 1 năm. Trong 16 năm tới, nhà máy lọc dầu số 1 sẽ được nhà nước trợ cấp lãi suất 2.3%. Rồi sẽ còn các nhà máy lọc dầu số 2, số 3 nữa...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...