Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2010

Basel III


Ông Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, có vẻ khá lạc quan: "...cam kết của các ông chủ Việt Nam hiện cao hơn nhiều so với cam kết của các ông chủ nhà băng phương Tây”. Tại sao vậy? Vì theo ông Nghĩa CAR của các ngân hàng VN đều trên 8% và sẽ tăng lên 9% theo Thông tư 13 trong khi đó yêu cầu của Basel III cho tới năm 2019 mới chỉ là 4.5, 6, và 8% tính theo common equity, tier 1, total equity. Hơn nữa đa số total capital của các ngân hàng VN đều là tier 1, cho nên chưa cần tính đến TT13, qui định CAR hiện tại của VN thậm chí còn chặt hơn cả Basel III chỉ qui định 6%.

Thật vậy không? Dưới đây là một bảng phụ lục trong thông cáo của Basel III (tôi lấy từ blog của Felix Salmon. Vì chưa có điều kiện đọc bản gốc của Basel nên tôi không chắc những gì Salmon viết, nhưng tôi trust thông tin từ Felix Salmon, ai nghi ngờ có thể vào website của BIS tìm hiểu.):


Ông Nghĩa nói đúng là Basel III yêu cầu CAR tối thiểu cho Tier 1 capital là 6%, nhưng ông không nhắc đến conservation buffer 2.5%. Nếu tính cả buffer này thì CAR cho tier 1 sẽ là 8.5%, nghĩa là các ngân hàng nào có CAR dưới ngưỡng này sẽ bị đặt vào danh sách theo dõi đặc biệt và bị rất nhiều chế tài (không được trả dividend, không được thưởng cho executives). Con số tương đương cho total capital là 10.5%, cao hơn qui định của TT13. Có thể hiện tại total capital của các ngân hàng VN chủ yếu là tier 1, nhưng không thể vì thế mà áp dụng tiêu chuẩn tier 1 cho total capital được. Không thể giả định các ngân hàng sẽ giữ nguyên cơ cấu capital hiện tại, chắc chắn họ sẽ phát triển và nâng dần tỷ lệ tier 2 lên trong tương lai.

Dòng cuối cùng trong bảng phụ lục bên trên có thêm một buffer nữa, Basel chỉ khuyến cáo từ 0-2.5% và để các ngân hàng trung ương các nước tự quyết định. Tất nhiên NHNN có thể quyết định buffer này bằng 0, nhưng ai lại thế. Ngộ nhỡ ngân hàng trung ương Campuchia quyết định countercyclical buffer của họ bằng 2.5% rồi nói "các ông chủ nhà băng Campuchia có cam kết cao hơn các ông chủ nhà băng VN" thì sao? Nếu cộng thêm 2.5% buffer này thì tier 1 CAR sẽ là 11% còn total capital sẽ là 13%. Vậy NHNN sẽ có thêm thông tư 14, 15,....?

Chưa hết, Basel III tuy không đưa ra qui định cụ thể nhưng có khuyến cáo các ngân hàng trung ương phải "để ý" hơn các too-big-to-fail, tức là các đại gia trong giới ngân hàng. Nói nôm na là với những ngân hàng lớn có mức độ ảnh hưởng macro cao, lại phải có thêm một cái buffer vài % nữa cho riêng họ. Chẳng mấy chốc tier 1 CAR sẽ lên đến 15, thậm chí 20% như Simon Johnson kêu gọi cho một healthy banking system. Tóm lại với 8 hay 9% CAR của VN, dù cao hơn minimum 6% tier 1 CAR theo Basel III, các quan chức ngân hàng cũng không nên lạc quan về điều này.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...