Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2009

Labor mobility


Các fan bóng đá chắc còn nhớ vụ kiện Bosman nổi tiếng mà hậu quả là UEFA phải từ bỏ qui định hạn chế số cầu thủ ngoại trong các câu lạc bộ bóng đá ở châu Âu. Sở dĩ có vụ kiện này vì EU qui định công dân các nước thành viên được quyền tự do đi lại và làm việc ở bất kỳ đâu họ muốn. Điều này xuất phát từ lý thuyết Optimum Currency Area (OCA) của Robert Mundell, cha đẻ về mặt lý thuyết của EMU và các liên minh tiền tệ khác trên thế giới.

Theo OCA, labor mobility là một điều kiện rất quan trọng để các vùng lãnh thổ dùng chung một đồng tiền, đơn giản vì monetary policy không còn tác dụng "giảm sóc" nếu các vùng kinh tế khác nhau bị các cú sóc khác nhau. Lúc này labor mobility sẽ giúp giảm thiểu tác động của asymmetric shocks vào mức sống của người dân ở các vùng trong một liên minh tiền tệ.

Mặc dù về mặt luật người lao động được tự do di chuyển trong nội bộ EU, trên thực tế còn có nhiều rào cản khác ngăn trở sự dịch chuyển này như ngôn ngữ, văn hóa, cộng đồng,..., và gần đây là housing crisis. Free exchange đưa ra số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Tây ban nha hiện đang là 18.9% so với 3.5% ở Hà lan. Một trong những lý do những người bị thất nghiệp ở TBN không sang Hà lan làm việc là vì TBN đang bị khủng hoảng nhà đất. Một người thất nghiệp ở TBN không đi nước khác làm việc có thể vì anh ta không muốn/không thể bán được căn nhà của mình vì giá quá thấp, trong khi cho thuê cũng không dễ vì kinh tế đang bị khủng hoảng và thất nghiệp cao. Tình trạng labor mobility bị giảm cũng xảy ra ở Mỹ vì lý do tương tự.

Labor mobility ở VN đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây. Mặc dầu kế hoạch bỏ hộ khẩu còn đang được bàn cãi và chắc còn lâu mới thực hiện được, vấn đề hộ khẩu không còn là rào cản lớn như trước đây 15-20 năm. Có lẽ rào cản lớn nhất đối với labor mobility ở VN là qui hoạch phát triển đô thị ở các trung tâm kinh tế lớn không theo kịp với dòng người nhập cư, trong đó có vấn đề nhà ở. Vậy là, ngược với Mỹ và Tây ban nha, vấn đề housing ở nơi đến mới là rào cản cho labor mobility ở VN chức không phải housing ở nơi đi.

Update (15/12): Thêm một số bằng chứng về giá nhà làm ảnh hưởng đến labor mobility.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...