Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2009

Blackmail


Tôi thường không tán thành các quan điểm của libetarianism, nhưng rất thích đọc những lập luận của trường phái này vì nó rất thought-provoking, ví dụ lập luận nên legalize prostitution hay competitive money. Hôm nay đọc được ý tưởng Blackmail Inc xung quanh vụ David Letterman bị tống tiền thấy cũng thú vị.

Thử tưởng tượng nếu hành vi tống tiền được hợp pháp hóa, liệu có xuất hiện các công ty (Blackmail Inc) chuyên phục vụ cho hoạt động này hay không? Nếu ai đó muốn tống tiền hoặc bị tống tiền có thể thuê công ty này đứng ra làm trung gian thỏa thuận, vừa hiệu quả vừa đảm bảo các cam kết tống tiền sẽ được bảo đảm. Nhiều người coi thông tin là một loại hàng hóa có thể mua bán được, vậy có thể chấp nhận tống tiền cũng là một hoạt động mua bán thông tin hay không? Ngoài ra, nếu tống tiền được hợp pháp hóa, nguy cơ bị tống tiền sẽ là một hình thức discipline buộc mọi người phải sống "lương thiện" hơn?

Tất nhiên tống tiền có thể coi coi là một dạng "giao dịch bị ghê tởm" như bạn Quốc Anh đã từng đề cập trước đây. Đa số mọi người phản đối vì lý do đạo đức, nhưng về khía cạnh kinh tế cấm đoán việc tống tiền có lợi gì cho xã hội? Free Exchange cho rằng nếu tống tiền được hợp pháp sẽ có nhiều người bỏ thời gian công sức đi rình mò người khác để tống tiền, việc này sẽ lãng phí resource của xã hội. Lập luận này có lý, nhưng chưa đủ mạnh, thiếu gì những hoạt động vô bổ cho xã hội không bị pháp luật cấm đoán. Tóm lại nếu không viện dẫn đạo đức ra, tôi chưa có lập luận "kinh tế" nào đủ để phản bác lại quan điểm cho phép hợp pháp hóa hoạt động tống tiền của những người libetarian. Any idea?

Update (26/10): Một ý tưởng liberarian tương tự: legalize insider trading. Tác giả là Donald Boudreaux, giáo sư George Mason Uni, một stronghold của libetarianism.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...