Thứ Hai, 25 tháng 5, 2009

Price discrimination


Những ai đã học microeconomics hẳn còn nhớ đến khái niệm consumer's surplus, nghĩa là phần diện tích tam giác trên equilibrium price và dưới demand curve. Sở dĩ một số người tiêu dùng có được phần surplus này vì willingness-to-pay (WTP) của họ khác nhau và seller không thể phân biệt được ai có WTP cao để bán với giá cao hơn. Nói chung là như vậy nhưng trên thực tế (các textbook cũng có đề cập) một số sellers đã tìm ra cách phân biệt các nhóm buyers có WTP khác nhau để bán sản phẩm với giá khác nhau nhằm "hốt" nốt phần surplus mà consumers đáng ra được hưởng.

Ví dụ điển hình nhất là các hãng hàng không bán vé máy bay với mức giá rất chênh lệch nhau phụ thuộc vào thời điểm bay (season, holidays, weekend, peak hours), phụ thuộc vào thời gian mua vé (trước khi bay bao lâu), và phụ thuộc vào đối tượng khách hàng (students, pensioners, businessman). Vietnam Airlines cũng đã bắt chước hình thức price discrimination này cho các chuyến bay quốc tế cả chục năm nay và đang đưa vào các đường bay nội địa.

Theo Free exchange, một ví dụ gần đây nhất về price discrimination là câu lạc bộ bóng chày San Francisco Giants đã bắt đầu bán vé với mức giá tùy thuộc vào thời điểm mua, đội bóng nào là đối thủ, và thậm chí là dự báo thời tiết trong thời gian trận bóng (thời tiết xấu sẽ có giá rẻ hơn). Có thể Liên đoàn Bóng đá VN cần nghiên cứu cơ chế price discrimination này, vừa giúp tăng revenue vừa có khả năng chống lại nạn vé chợ đen.

Quay lại chủ đề price discrimination, theo bạn đây là một hiện tượng tốt hay xấu? Nhớ lại cách đây vài năm báo chí và rất nhiều người VN và khách du lịch nước ngoài than phiền về nạn price discrimination ở các địa điểm du lịch trong nước. Thậm chí nhiều dịch vụ của nhà nước (cước điện thoại, giá điện nước, giá vé máy bay trong nước) cũng phân biệt giá cho người Việt và giá cho người nước ngoài, hẳn nhiên đối tượng sau phải trả cao hơn. Nhiều người lên án hình thức price discrimination này là không công bằng, phân biệt đối xử, thậm chí tham lam, tận thu khách du lịch nước ngoài, làm xấu hình ảnh VN...

Đúng là sellers trong các trường hợp price discrimination tham lam thật, nhưng đấy là bản chất của đại bộ phận sellers trên toàn thế giới. Quay lại ví dụ về vé máy bay, nếu một bạn sinh viên được mua vé giá rẻ hơn, liệu điều này có gây phẫn nộ trong xã hội? Hẳn nhiên là không dù về bản chất seller (trong trường hợp này là hãng hàng không) cũng thực hiện price discrimination và cũng vì động cơ tham lam (muốn lấy hết consumer's surplus). Việc một businessman phải mua vé máy bay cao hơn nhiều một bạn sinh viên sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho hãng hàng không, nhưng suy cho cùng hiện tượng này có thể bao hàm income distribution/wealth transfer từ những khách hàng giàu sang nhóm khách hàng nghèo (lại một dạng income distribution trong private sector).

Vậy nên chăng nhà nước cần khuyến khích price discrimination rồi đánh thuế lên phần lợi nhuận mà sellers thu được để thực hiện income distribution một lần nữa?

Update (03/06): Một ví dụ khác về price discrimination: "Whenever a buyer approaches a fish stand, the economists write, a fish dealer’s expert eye scans “his type” and evaluates his price elasticity. As a rule of thumb, Asian customers mean tougher haggling and lower prices; their white counterparts are a quicker sell, yielding higher profits for the vendor."

Update (24/11): Arnold Kling cho rằng những đợt sales của các cửa hàng (vd Black Friday) cũng là một dạng price discrimination.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...