Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2009

Effectiveness


Báo chí VN gần đây nhắc nhiều đến tính hiệu quả của gói kích cầu mà chính phủ đã thực hiện. Hoàn toàn không phải tình cờ, điều này cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế Mỹ với các chính sách kích cầu của chính phủ Obama. Đáng tiếc là, theo Greg Mankiw, những nỗ lực đo đạc tính hiệu quả của các biện pháp kích cầu không đáng tin. Makiw lấy ví dụ từ đồ thị sau:



Đường xanh đậm là dự báo tỷ lệ thất nghiệp được các chuyên gia kinh tế của Obama tính hồi tháng 1/2009 với giả định gói kích cầu $780b được thông qua. Đường xanh nhạt là baseline, nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp dự báo nếu không có kích cầu. Hai chấm nâu rất gần với đường baseline là số liệu thực tế tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 3 và 4/09.

Những người phản đối kích cầu có thể dựa vào đồ thị này để nói các biện pháp kích cầu đã không có tác dụng. Ngược lại những người bảo vệ cho kích cầu sẽ lập luận rằng thực ra đường baseline cao hơn đường mầu xanh nhạt rất nhiều, nghĩa là kích cầu vẫn có hiệu quả chỉ có điều dự báo hồi tháng 1/09 đã sai (underestimate). Nhưng dù trường hợp nào xảy ra, những đo lường về tính hiệu quả của kích cầu đã không chính xác. Nếu kích cầu không hiệu quả, hẵn nhiên dự báo về tính hiệu quả đã sai vì nếu đúng người ta đã không kích cầu. Nếu kích cầu có hiệu quả, sai số trong trường hợp này có lẽ quá lớn (từ đường xanh đậm đến 2 chấm mầu nâu).

Vậy nếu không hoặc khó có thể đánh giá tính hiệu quả của kích cầu, liệu chúng ta có thể chấp nhận rủi ro đường baseline sẽ cao hơn rất nhiều nếu không kích cầu? Đây là câu hỏi mà policy maker phải trả lời, nhưng tôi nghĩ tốt hơn là nên bỏ tiền kích cầu vào những lĩnh vực hoặc project có thể nhìn rõ tính hiệu quả như transfer money cho người nghèo, đầu tư vào giáo dục và y tế (thay vì tìm cách cổ phần hóa), có thể đầu tư vào một số dự án infrastructure quan trọng (ví dụ xây cầu thay cho những con đò nguy hiểm ở các vùng sâu vùng xa). Kích cầu như vậy dù không đo được tính hiệu quả bằng những chỉ số như Mankiw sử dụng nhưng chắc chắn sẽ có lợi dài hạn cho VN.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...