Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2008

Anomaly II


James Hamilton (Econbrowser) chỉ ra một anomaly cực kỳ quan trọng:

Từ trước tới giờ chính sách tiền tệ của Mỹ, hay cụ thể hơn là mặt bằng lãi suất, vẫn được Fed điều chỉnh thông qua 2 loại lãi suất cơ bản là Fed funds rate (FFR) và Discount rate (DR). Từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra và Fed phải mở thêm hàng loạt công cụ cho vay mới thì effective fed funds rate, nghĩa là lãi suất thực tế các ngân hàng cho nhau vay fed funds, đã phá vỡ mối quan hệ bình thường với FFR và DR như đã thảo luận ở đây. Để giải quyết vấn đề này và cũng là để dỡ bỏ balance sheet constraint, Fed đã xin QH Mỹ cho phép trả lãi suất cho các ngân hàng cho các khoản reserve họ gửi tại Fed. Lúc đầu Fed trả lãi suất cho excess reserve bằng target FFR - 75bps, sau đó giảm xuống còn -35bps. Từ ngày 6/11, Fed đổi lại công thức tính lãi suất và trả cho excess reserve bằng với target FFR thấp nhất trong thời gian tính average reserve (2 tuần).

Do vậy tiền mặt các ngân hàng không dùng đến để trong excess reserve sẽ nhận được 1% (target FFR hiện tại) lãi suất mà họ không phải làm gì cả (và là risk free). Điều đáng ngạc nhiên là trong khi đó effective FFR trong vài tuần qua vẫn khoảng 35bps. Có hai câu hỏi được đặt ra: 1/ tại sao ngân hàng lại cho vay với lãi suất 35bps trong khi nếu không làm gì họ cũng nhân được 1% từ Fed?; 2/ tại sao không ai arbitrage cái anomaly này?

Câu trả lời cho 1/ là không chỉ có các ngân hàng thương mại của Mỹ có tài khoản ở Fed mà cả các GSEs (Fannie/Freddie) và các ngân hàng nước ngoài cũng vậy. Trong khi chỉ có các ngân hàng thương mại Mỹ được Fed trả 1% lãi suất cho excess reserve, các tổ chức kia không nhận được gì cả nên họ buộc phải cho vay thấp hơn target FFR.

Câu trả lời cho 2/ chưa rõ ràng. Một giả thuyết là các GSEs và foreign banks chỉ có thể cho một số ngân hàng nhát định của Mỹ vay, có thể vì credit risk. Do vậy những ngân hàng Mỹ có thể vay được này có monopoly power và họ dìm giá xuống. Mặc khác những ngân hàng này không arbitrage được vì bị hạn chế bởi capital/asset ratio (điều này hơi khó hiểu vì excess reserve gần như là risk free). Tóm lại cái gap giữa effective FFR và target FFR có thể giải thích là risk premium mà các GSEs và các ngân hàng ngoai quốc đang charge lên các khoản cho vay fed funds. Nếu vậy đây sẽ là risk indicator tốt hơn nhiều so với Libor-OIS spread hay Ted spread vì Libor hiện không còn chính xác.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...