Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Money and banking VIII



1.
Bitcoin (BTC) không phải là đồng tiền điện tử đầu tiên, Linden của Second Life hay thậm chí Vcoin của VTC đã ra đời trước BTC khá lâu. Tuy nhiên tất cả các đồng tiền fiat từ trước đến nay, dù là tiền giấy hay tiền điện tử, đều có một đặc điểm chung là phải được centralized, nghĩa là do một thực thể duy nhất phát hành, bảo đảm và thực hiện chức năng clơearing trong nhiều trường hợp [không biết clearing/clearing house dịch ra tiếng Việt là gì?]. Lý do các đồng tiền fiat cần phải có central authority là để những người sử dụng nó tin tưởng vào khả năng store of value của đồng tiền mà họ nắm giữ không bị mất quá nhanh (nên nhớ đây chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ, nhiều đồng tiền centralized nhưng vẫn bị mất giá quá nhanh và người dân/người sử dụng tìm mọi cách không phải nắm giữ chúng quá lâu). BTC là đồng tiền đầu tiên không cần central authority, ngay từ công đoạn phát hành cho đến chức năng clearing.

BTC lấy ý tưởng từ hình thức chia sẻ file peer-to-peer thông qua bittorrent, tuy nhiên người sáng tạo ra nó, Satoshi Nakamoto, đã có những ý tưởng tuyệt vời để vượt qua những khó khăn mà một đồng tiền điện tử p2p sẽ gặp phải. Trở ngại đầu tiên là ai sẽ là người phát hành tiền và cách thức phân bổ những đồng tiền mới được tạo ra như thế nào cho công bằng? Nếu bạn nhớ lại những đồng tiền bằng đá ở đảo Yap là những đồng tiền có tính chất decentralized (nhiều commodity currency cũng có tính chất như vậy), nghĩa là người dân tự tạo ra đồng tiền và tự trao đổi với nhau mà không cần central authority can thiệp. Nhưng để có được những đồng tiền mới, người dân đảo Yap phải bỏ thời gian, công sức, và cả resources mới khai thác được. Ý tưởng đồng tiền (store of value) cũng là store of labour có từ thời cổ đại, được áp dụng ở đảo Yap vài thế kỷ trước, và đến năm 2009 đã được Satoshi Nakamoto áp dụng cho BTC.

Trên nguyên tắc, tất cả những ai tham gia vào BTC network đều có thể tạo ra những đồng BTC mới - quá trình tạo tiền mới này gọi là mining. Có lẽ thuật ngữ "mining" được chọn không phải tình cờ vì quá trình tạo tiền này giống quá trình khai thác mỏ ở hai điểm quan trọng. Thứ nhất bạn phải bỏ công sức và thời gian để mine, bạn cũng cần phải có "vốn liếng" để làm việc này. Nếu bạn chỉ có "vốn" nhưng không biết cách hoặc không có thời gian thì bạn có thể cho thuê lại "vốn" của mình cho những người làm dịch vụ (sẽ giải thích rõ hơn bên dưới). Thứ hai, số BTC bạn mine được giảm dần theo thời gian (một dạng non-renewable resource) và thay đổi tùy theo số người tham gia mine, càng nhiều người mine thì thời gian và công sức bạn bỏ ra để có một BTC sẽ tốn kém hơn.


2.
Vậy quá trình mining cụ thể như thế nào? Nó có khác gì so với quá trình farming trong các online games? Trước khi trả lời câu hỏi này cần nhắc đến thách thức thứ hai của một đồng tiền decentralized, đó là vấn đề clearing cho hệ thống tiền tệ này. Ngoại trừ tiền giấy (cash) hai bên tham gia giao dịch có thể tự clear transaction với nhau, các loại tiền điện tử khác (kể cả check và electronic transfer, credit card dựa trên hệ thống tiền giấy) đều đòi hỏi phải có một (vài) central clearing house. Ví dụ khi bạn mua hàng bằng credit card, quá trình clearing thường sẽ do một vài ngân hàng thương mại đảm nhận hoặc có thể có sự tham gia của ngân hàng trung ương hay các tổ chức tài chính quốc tế khi dòng tiền phải chảy qua biên giới (vd. Visa, Paypal, BIS). Quá trình này có thể sẽ diễn ra trong 1-2 giây nhưng cũng có thể trong vài ngày. Muc đích cuối cùng của quá trình clearing là chuyển một phần purchasing power của bạn cho người bán hàng.

[Note: Ở đây cần lưu ý purchasing power có thể là current wealth hoặc future wealth của một người, nghĩa là khái niệm "tiền" không nhất thiết là những gì bạn đã làm ra (hoặc được thừa hưởng). Nếu tiền chỉ giới hạn trong current wealth thì nó tương đồng như khái niệm tiền là "store of labour" như nhiều đồng tiền trong lịch sử hay như chính BTC. Tuy nhiên hầu hết các đồng tiền hiện đại đều vượt qua khái niệm "store of past labour", khi một central bank phát hành một đồng tiền mới thì đồng tiền đó dựa trên khái niệm "store of future labour". Trên balance sheet của central bank, tiền là liability của chính quyền trung ương được đảm bảo hay cân bằng bằng assets (thường) là trái phiếu chính phủ. Còn trái phiếu chính phủ lại được đảm bảo bằng "future taxing power" của nhà nước. Việc bạn dùng credit card để mua hàng cũng tương tự như vậy, bạn dùng future labour của mình để thanh toán cho purchasing power hiện tại. Tôi sẽ viết cụ thể hơn về vấn đề này trong một entry riêng về Money and banking.]

Mục tiêu của Bitcoin network là tạo ra một dạng p2p money, nghĩa là quá trình clearing có thể diễn ra giữa 2 đối tác giao dịch hệt như khi thanh toán bằng tiền giấy hay một loại commodity money nào khác. Nhưng làm thế nào người bán có thể đảm bảo đồng BTC nhận được từ người mua không bị làm giả nếu không có một bên thức ba (clearing house) kiểm tra? Ở đây khái niệm làm giả không chỉ đơn thuần là người mua tạo ra một đồng BTC giả mà còn có thể là anh ta dùng một đồng BTC thật mua hàng ở nhiều chỗ khác nhau. Giải pháp của Satoshi Nakamoto là dùng chính Bitcoin network thực hiện chức năng clearing và những người bỏ công sức và computing power ra làm nhiệm vụ clearing này sẽ được tưởng thưởng bằng những đồng BTC mới.

Như vậy trên thực tế Bitcoin network không triệt tiêu clearing house mà chỉ chuyển đổi các central clearing houses như trong các hệ thống tiền tệ khác thành một decentralized clearing house. Một điểm khá thú vị là giữa Bitcoin network và một hệ thống fiat money hiện tại có một điểm tương đồng về khả năng làm giả tiền. Với một hệ thống tiền của một quốc gia, một người có thể làm giả tiền nếu anh ta có resource (kỹ thuật, tài chính, công sức) đủ mạnh để cạnh tranh với nhà phát hành tiền - ở đây là nhà nước. Trong hệ thống Bitcoin, một người có thể làm giả tiền nếu computing power của anh ta cạnh tranh được với computing power của những người còn lại tham gia clearing cho network. Vì Bitcoin network còn khá nhỏ nên khả năng một cá nhân hay một nhóm người nào đó có thể tập hợp computing power đủ lớn để làm giả tiền là một nguy cơ có thật và đó chính là điểm yếu của hệ thống tiền tệ này.


3.
[Note: Trước khi giải thích quá trình clearing của BTC, tôi tạm "lấn sân" các bạn IT về khái niệm "hashing" (thú thực tôi không biết cụ thể quá trình hashing thực thi như thế nào mà chỉ hiểu khái niệm). Về cơ bản hashing là một quá trình mã hóa một chuỗi dữ liệu thành một dãy số (hash) có chiều dài cố định và không bị trùng lặp. Ví dụ bạn có thể dùng phương pháp SHA-256 để hash một văn bản (với độ dài tùy ý) thành một chuỗi số có độ dài 256 bit. Chuỗi số này "độc nhất vô nhị", nghĩa là không một văn bản nào dù chỉ khác 1 ký tự có thể có hash giống hệt như vậy. Có rất nhiều phương pháp hashing với mức độ khó/phức tạp khác nhau, vd SHA-1, SHA-2, MD4, MD5... (tôi thường dùng MD5 để tạo password bằng một số free apps trên smartphone). Với những phương pháp hashing mạnh, quá trình hashing có tính chất một chiều, nghĩa là nếu bạn có chuỗi số hash, bạn gần như không thể lần ngược ra văn bản ban đầu, SHA-256 là một trong số những phương pháp đó. Một trong những ứng dụng của hash là để kiểm tra tính xác thực của một file văn bản hay dữ liệu. Giả sử bạn công bố một văn bản (rất lớn) và chuỗi số hash của nó, bất kỳ ai download hay copy văn bản đó cũng có thể kiểm tra rất nhanh xem văn bản họ nhận được có bị thay đổi so với bản gốc của bạn hay không bằng cách tính hash của văn bản họ nhận được và so sánh với hash của bản gốc do bạn công bố.]

Quá trình clearing trong Bitcoin network như sau. Mỗi khi một transaction được thực hiện, chi tiết về transaction đó được thông báo công khai cho toàn bộ network và những người đang tham gia vào dịch vụ clearing sẽ ghi lại transaction đó vào một transaction log. Với những hệ thống centralized money thì central clearing house sẽ làm việc này và không ai có thể làm giả transaction log được trừ khi bạn hack được vào máy chủ của clearing house và thay đổi nội dung của log. Trong Bitcoin network transaction log được chia ra thành các block, mỗi block có chứa hash (SHA-256) của block trước nó và các transactions mới xuất hiện cùng với một con số ngẫu nhiên. Nhiệm vụ của các thành viên clearing trong Bitcoin network là tính ra hash cho những block mới xuất hiện. Việc tính hash cho một văn bản như giải thích bên trên không khó, nhưng Satoshi Nakamoto có một sáng kiến rất thông minh là yêu cầu số hash tính được phải nhỏ hơn một target nhất định (có thể thay đổi được). Nếu chuỗi số hash bạn tính được lớn hơn target thì bạn phải thay đổi con số ngẫu nhiên trong block và tính lại hash mới.

Tất cả các thành viên tham gia clearing sẽ chạy đua với nhau để tính ra số hash "đúng" cho block mới được tạo. Một khi ai đó tính ra nó, các thành viên khác sẽ dễ dàng kiểm chứng và block đó sẽ trở thành official transaction log cho toàn bộ network. Khi bạn dùng một đồng BTC của mình để mua một sản phẩm nào đó, người bán sẽ đợi đến khi nào transaction giữa bạn và anh ta được ghi chính thức vào một block được thừa nhận, nghĩa là hash đã đạt target rồi mới chấp nhận giao hàng. Tốc độ network xử lý các block và tạo hash phụ thuộc vào 2 yếu tố: số người (và computing power) tham gia vào nhiệm vụ clearing và mức độ khó của target. Thuật toán của Bitcoin network sẽ thay đổi target (khi số người tham gia clearing thay đổi) để đảm bảo cứ khoảng 10 phút sẽ có một block mới được tạo ra, nghĩa là khi số người tham gia đông lên thì target sẽ khó đạt được hơn. Với những hoạt động mua bán online thì khoảng delay 10 phút này có thể chấp nhận được.

Đến đây chắc các bạn đã đoán được BTC mới được tạo ra như thế nào. Thành viên nào giải được hash cho một block mới sẽ được "trả công" bằng một lượng BTC mới phát hành. Do vậy mining những đồng BTC mới chính là sản phẩm của quá trình clearing. Bạn muốn tạo ra tiền thì phải bỏ công (và computing power) ra phục vụ cho cộng đồng. Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa mining trong Bitcoin network với farming trong các trò chơi online (bên cạnh một khác biệt khác là hệ thống tiền tệ trong các games đều là centralized). Mặc dù cùng phải mất thời gian và computing power, mining ở đây tạo ra dịch vụ thực sự (có ích) cho cộng đồng chứ không chỉ đơn thuần thực hiện một số nhiệm vụ định trước để tạo ra tiền trong games như hoạt động farming. Ở điểm này Bitcoin network được thiết kế rất khéo léo và tốt hơn hệt thống tiền đá của đảo Yap hay thậm chí hệ thống gold starndard trước đây trong lịch sử (i.e. người khai thác đá hay đi đào vàng hoàn toàn vì vụ lợi cho chính mình chứ không phải cho cộng đồng - ngoại trừ tăng liquidity cho nền kinh tế).

Ban đầu "tiền công" cho một block là 50 BTC, sau đó số tiền này giảm 50% sau mỗi 210k block được tạo ra. Ý tưởng giảm dần số "tiền công" này có lẽ xuất phát từ khái niệm non-renewable resources và sẽ làm cho tổng số BTC lưu hành tiệm cận dần đến con số 21 triệu. Bên cạnh việc thu được các đồng BTC mới, các thành viên clearing/mining có thể thu phí xử lý cho những giao dịch lớn, đây có lẽ là một giải pháp để thu hút số người tham gia clearing trong tương lai khi số lượng BTC tới hạn. Tất nhiên khi BTC càng khó tạo ra thì giá trị của nó càng tăng, hay nói cách khác giá cả trong nền kinh tế sử dụng BTC giao dịch sẽ bị deflation. Tuy nhiên tốc độ deflation (và tốc độ money supply) có thể xác định trước khá chính xác, cho nên một rational agent sẽ tính toán giá cả chính xác dựa trên tốc độ deflation này. Đây cũng là ý tưởng của Milton Friedman kêu gọi bãi bỏ Fed và thay bằng một cái máy tính chạy một thuật toán xác định trước để tính ra tốc độ tăng money supply cố định.

Như đã nói bên trên, mọi thành viên trong Bitcoin network đều có quyền tham gia vào quá trình clearing để được nhận những đồng BTC mới. Tuy nhiên điều này đòi hỏi bạn phải có máy tính mạnh và trình độ IT để lập trình. Nếu không có kiến thức, bạn có thể cho thuê computing power của mình cho những nhóm chuyên nghiệp có khả năng vận hành/quản lý hoạt động clearing (nghĩa là thu thập thông tin về các transaction mới, tính hash, kiểm tra hash...). Tất nhiên máy tính của bạn phải nối mạng 24/24 và phải thực sự mạnh thì mới đáng (hầu hết các máy tính tham gia clearing đều sử dụng GPU bên cạnh CPU để thực hiện các parallel computation tasks). Việc huy động một lượng lớn computing power tham gia vào quá trình clearing có ý nghĩa quan trọng với Bitcoin network. Nếu số lượng computing power quá ít, một kẻ giả mạo có thể huy động một lượng computing power lớn hơn để tạo ra một transaction log giả, nghĩa là tính ra hash cho các block mới nhanh hơn toàn bộ network. Bitcoin network còn có một số vấn đề kỹ thuật khác mà tôi sẽ không thảo luận tiếp ở đây. Tôi sẽ dành thời gian phân tích những khía cạnh kinh tế của hệ thống tiền tệ này và đánh giá những ứng dụng tương lai của ý tưởng mà những người phát triển Bitcoin đã đưa ra.


4.
Cho đến thời điểm này (7/7/2011) có hơn 6.7m BTC đã được tạo ra. Tỷ giá của 1 BTC so với USD theo Mt. Gox (một sàn giao dịch Bitcoin) dao động từ 14.6 đến 15.9 trong 48 giờ qua. Nghĩa là nền kinh tế Bitcoin đang có trị giá vào khoảng $100m, còn rất nhỏ so với các nền kinh tế thực và thậm chí nhỏ hơn so với nền kinh tế trong Second Life với đồng Linden (khoảng $600m). Trên thực tế BTC đang dần dần thâm nhập vào chính thị trường Linden và các game online khác vì chính đặc tính decentralized của nó. Đặc tính này cũng là điểm hấp dẫn với thế giới ngầm (buôn bán ma túy, hàng lậu, Wikileak...) và cũng là nguyên nhân thượng nghị sĩ Charles Schumer lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng Mỹ phải đóng cửa hoạt động của mạng lưới tiền tệ này. Ngược lại nó là niềm mơ ước của những người theo trường phái Libetarianism/Austrian vì đây có thể là một công cụ để "vặt bớt lông cánh" của nhà nước, nghĩa là tước bỏ chức năng phát hành tiền khỏi tay của những "đầy tớ của nhân dân" này. Không phải vô tình mà nhiều tiếng nói ủng hộ Bitcoin xuất phát từ George Mason University, một trung tâm của giới libetarian economists.

Luật pháp của hầu hết các quốc gia đều cấm các tổ chức hay tư nhân phát hành một đồng tiền song song với đồng tiền quốc gia. Ngoài khía cạnh chính trị và văn hóa, nguyên nhân kinh tế của việc nhà nước độc tôn phát hành tiền liên quan đến hệ thống thuế quốc gia. Độc quyền phát hành tiền là một biện pháp hiệu quả để một nhà nước có thể thu thuế của dân, trực tiếp qua các thể loại direct/indirect tax hoặc gián tiếp qua inflation tax (seigniourage). Một trong những cách trốn thuế phổ biến ở hầu hết các nước là giao dịch bằng tiền mặt, BTC với tính chất decentralized chính là "tiền mặt" trong thời đại mọi thứ đều "online". Một khi giao dịch được thực hiện thông qua BTC, nhà nước chỉ thu được thuế khi các bên tham gia "tự nguyện" đến nộp, sẽ cực kỳ khó khăn cho cơ quan thuế điều tra hay theo dõi các hoạt động kinh tế trong Bitcoin network. Tất nhiên vì BTC do network tạo ra nên nhà nước cũng mất nguồn inflation tax. [Tương tự như vậy, NHNN cũng mất một nguồn thu không nhỏ khi nền kinh tế bị đô la/vàng hóa].

Giống như Internet, Bitcoin network và đồng tiền BTC sẽ không có biên giới (tất nhiên trừ những nước đặt firewall), nghĩa là BTC có khả năng sẽ trở thành một đồng tiền thanh toán quốc tế nếu đồng tiền này không chết yểu. Thử tưởng tượng một ngày nào đó một doanh nghiệp dệt may nhỏ ở VN được Walmart thanh toán bằng BTC trực tiếp, không thông qua một ngân hàng nào cả và cũng không bị nguy cơ "kết hối bắt buộc" của NHNN. Ở chiều ngược lại, một nhà đầu tư nhỏ ở một tỉnh lẻ của VN có thể dễ dàng mở một tài khoản và chuyển BTC ra nước ngoài để "đánh vàng" trên một sàn giao dịch ở Dubai hay Hong Kong mà không ai ngăn cấm được. Trên tầm mức quốc gia và quốc tế, những vấn đề như currency war, currency speculation sẽ biến mất. Thặng dư hay thâm hụt thương mại sẽ chỉ là kết quả của khác biệt productivity và saving ratio chứ không liên quan đến tỷ giá nữa. Tất nhiên central banks cũng không còn vai trò gì và sẽ biến mất cùng với khái niệm monetary policy. Một viễn cảnh khá giống với việc quay về lại gold standard.

Nhưng có một khác biệt quan trọng giữa gold standard và Bitcoin network. Nếu chỉ có "Thượng đế" mới tạo ra được nguyên tố thứ 79 với những đặc tính "vàng" như vậy, bất kỳ lúc nào cũng có thể xuất hiện một/vài Satoshi Nakamoto khác với những đồng BTC mới có thể còn ưu việt hơn đồng Bitcoin hiện tại. Nghĩa là giới FX traders sẽ không lo thất nghiệp :-) còn Friedrich Hayek sẽ "mỉm cười nơi chín suối" vì mơ ước non-sovereign competitive currency trở thành hiện thực.



(Còn tiếp)


Update: Một bạn cho biết thuật ngữ "clearing" được dịch là "thanh toán bù trừ". Tất nhiên dịch thuật là tương đối nhưng theo tôi dịch như vậy không hoàn toàn chính xác và có thể gây ra nhầm lẫn. Chữ "bù trừ" có lẽ xuất phát từ khái niệm "offsetting" hoặc "netting", ví dụ nếu A mua của B một món hàng trị giá $100 vào buổi sáng, sau đó bán cho B một món hàng khác trị giá $50 vào buổi chiều thì đến cuối ngày clearing house sẽ thực hiện nghiệp vụ offsetting các liabilities giữa A và B để cuối cùng chỉ phải chuyển $50 từ tài khoản của A cho B. Tuy nhiên quá trình clearing bao gồm nhiều nghiệp vụ hơn là chỉ đơn thuần thực hiện offsetting.

Clearing hiểu theo nghĩa rộng là quá trình settlement các hoạt động kinh tế tài chính (không nhất thiết là mua bán). Khi bạn ra chợ mua một bó rau, sau khi thỏa thuận giá bạn phải đưa ra một (vài) đồng bạc giấy cho người bán. Người bán phải kiểm tra tính hợp pháp của những tờ giấy bạc đó (có phải bạc giả hay không, có phải bạn vừa rút trộm từ túi một người khác hay không...), thanh toán tiền thừa cho bạn và giao bó rau cho bạn. Đấy là quá trình clearing trong một giao dịch bằng cash. Khi bạn đặt lệnh mua một số cổ phiếu trên sàn giao dịch và broker thực thi lệnh đó, đến cuối ngày clearing house (có thể là pháp nhân khác với sàn giao dịch) sẽ offset số cổ phiếu giao dịch trong ngày giữa broker của bạn với các broker khác để tính ra số cổ phiếu "net" và tiền phải trao đổi giữa các broker với nhau. Clearing house sẽ thông báo những thông tin này cho brokers và yêu cầu họ phải thực hiện trong một khoảng thời gian nào đó (T+2, T+3...). Thông thường (nhưng không nhất thiết) các brokers sẽ chuyển cổ phiếu và tiền thông qua clearing house chứ không chuyển trực tiếp cho nhau. Bởi vậy khi clearing house nhận được đầy đủ số cổ phiếu và tiền phải trao đổi thì quá trình clearing coi như chấm dứt (clearing house có thể kiêm luôn chức năng custodian - hình như được dịch là "lưu ký").

Trong thanh toán điện tử, quá trình clearing có thể phải thông qua central bank hay các tổ chức clearing quốc tế như tôi đã nêu bên trên. Một chức năng quan trọng của clearing house là kiểm tra xem tài khoản của bạn có đủ số tiền để thanh toán cho liability cần phải settle hay không. Trong lịch sử khi non-cash transaction chủ yếu thông qua những tờ check bằng giấy, người ta nói tờ check đã được "clear" nghĩa là nó đã được kiểm chứng và tiền đã (bắt đầu) được chuyển. Có lẽ khởi nguồn của từ clearing/clearing house bắt nguồn từ đây. Trong trường hợp Bitcoin bên trên, clearing cũng tương tự như clearing những tờ check trong quá khứ, nghĩa là kiểm chứng tính xác thực của đồng BTC được người mua đưa ra thanh toán và chuyển đồng tiền đó vào tài khoản của người bán (tạo ra một official block mới bao gồm transaction đó).

Như đã nói bên trên, quá trình clearing cho một giao dịch mua bán có thể chỉ diễn ra trong vài giây nhưng cũng có thể mất vài ngày (T+3 trong mua bán cổ phiếu là một ví dụ). Nhưng quá trình clearing cho các giao dịch tài chính, nhất là các derivatives, có thể dài hơn nhiều, phụ thuộc vào tính chất của từng sản phẩm. Ví dụ với một hợp đồng futures/forward thì hoạt động clearing bắt đầu từ khi hợp đồng đó được tạo ra (một bên mua và một bên bán) cho đến khi nó được đóng lại (hai bên offset positions hoặc hợp đồng hết hạn). Những loại derivatives khác như options, swap, CDS... đều có thời gian clearing dài. Với exchange traded derivatives thì clearing được tập trung trong một centralized clearing house, còn OTC derivatives thường do banks hoặc brocker-dealers đảm nhận. Một trong những khuyến nghị cải cách quan trọng sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa rồi là đưa tất cả (hoặc phần lớn) những giao dịch OTC, nhất là CDS, vào một central clearing house.

Tóm lại dịch chữ "clearing" thành "thanh toán bù trừ" không phản ánh được chính xác ý nghĩa của quá trình này. Nhưng tôi cũng chưa biết dịch thế nào cho đúng, hay cứ tạm dùng nguyên bản chữ clearing vậy, dù sẽ bị chê trách không giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt :-(

Update (12/07): Krugman có một entry ngắn về money với một câu kết rất hay: "...money is a social convention meant to deal with an imperfect world, and that dealing with that imperfect world sometimes means that central banks need to take exceptional action..."

Update (14/07): NPR có một podcast về Bitcoin. Câu so sánh BTC như là "a computerized version of gold" rất hay. Trong podcast này NPR hỏi ý kiến của Ronald Mann, giáo sư luật đại học Columbia, và Benjamin Friedman, giáo sư kinh tế đại học Harvard, và cả hai đều nghi ngờ về tương lai của BTC.

Update (5/09): Một số thông tin về nhân vật Satoshi Nakamoto.


Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Bitcoin


Mấy hôm nay báo chí/blogs rộ lên tin về Bitcoin, một đồng tiền điện tử đặc biệt, vừa bị crash vì hacker lấy trộm được accounts của một số chủ sở hữu. Tôi đang tìm hiểu thêm về đồng tiền này và sẽ viết kỹ hơn về nó. Tuy nhiên tôi rất ngạc nhiên và thú vị khi khám phá ra cách thức Bitcon được phát hành nên muốn chia sẻ ngay với các bạn.

Bitcoin là một đồng tiền điện tử nên để đảm bảo không bị "làm giả" những người sáng tạo ra nó đã thiết kế các transaction logs (gọi là block) ghi lại toàn bộ lịch sử transaction của một đồng tiền từ khi nó phát hành. Điểm đặc biệt là các blocks này được đánh dấu bằng mã SHA-256 (một dạng series number) bởi chính các thành viên trong network sử dụng đồng tiền này. Việc mã hóa đòi hỏi phải mất thời gian và computing power, do vậy những người tham gia mã hóa sẽ được "trả công" bằng những đồng Bitcoin mới. Như vậy ở đây money supply không phải do một central bank đảm nhận (hay một số gold miners trong hệ thống gold standard) mà chính là những người cung cấp dịch vụ "clearing" cho đồng tiền này.

Mặc dù còn nhiều chi tiết kỹ thuật phức tạp đằng sau quá trình phát hành Bitcoin, ý tưởng giao chức năng cung tiền cho public như vậy thực sự độc đáo. Tôi thực sự ấn tượng khả năng sáng tạo của những người thiết kế Bitcoin.


Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Capitalism


Theo bài báo này một người đàn ông Mỹ sau vài năm mất việc ở Coca-Cola đã vào ngân hàng cướp 1 đô la rồi bình thản ngồi đợi cảnh sát đến bắt. Lý do của hành động kỳ quặc này là sau khi thất nghiệp và không có bảo hiểm y tế ông ta không có tiền chữa bệnh trong khi nếu vào tù ông ta sẽ được khám/chữa bệnh (và ăn ở) miễn phí.


Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Economists


Tyler Cowen có vẻ tự hào về việc tỷ lệ economists nắm trọng trách trong chính phủ Mỹ tăng dần theo thời gian. Cowen trích dẫn đoạn sau từ một quyển sách của Jim Lacey:

"Just fifty years before World War II there had been only one individual in the government with the title of economist, and that person was listed as an “economic ornithologist.” World War I saw a few trained economists brought to Washington in policy positions, but their influence remained constrained to providing advice on price administration and shipping. They had little impact on mobilization planning. It was the Great Depression that brought economists into Washington policy circles, first by the hundreds and then by the thousands. By the time World War II began, the federal government employed an estimated five thousand economists."


Nhưng so với VN thì Mỹ còn thua xa nhé :-)


FDI


Dr. Austan Goolsbee, chủ tịch Council of Economic Advisers, là một trong những policy maker hiếm hoi của Nhà Trắng được cả Krugman và Mankiw khen ngợi. Vậy nhưng khi Goolsbee tuyên bố "The United States remains the No. 1 destination for foreign investment in the entire world" sau khi số liệu FDI chảy vào Mỹ năm 2010 tăng 49% so với năm 2009, từ $153b lên $228b, thì sinh viên kinh tế ở Uni Chicago (nơi Goolsbee sắp sửa quay về dạy) có lẽ hơi ... lo. Nếu tính theo %GDP thì con số $228b FDI của Mỹ chỉ là 0.39%, quá nhỏ nhoi so với ... VN (thường đạt trên 10%). Thêm nữa, FDI chảy vào các nước phát triển như Mỹ chủ yếu là hoạt động M&A, do vậy dòng vốn này tăng lên chứng tỏ assets ở Mỹ đang rẻ chứ không hẳn Mỹ là "No.1 destination". Năm 2008, thời điểm khủng hoảng nặng nhất, tỷ lệ FDI/GDP của Mỹ lên đến 0.53%.


Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

EPC


Dạo này một lý do giải thích cho việc VN bị thâm hụt mậu dịch nặng với TQ là rất nhiều dự án EPC lớn rơi vào tay nhà thầu TQ. Những nhà thầu này, ngoài việc sử dụng công nghệ và thiết bị của TQ, gần như không subcontract bất kỳ công đoạn nào của hợp đồng cho các nhà thầu phụ VN (ngay cả dọn vệ sinh công trình). Tôi sẽ không thảo luận tại sao nhiều gói thầu EPC rơi vào tay nhà thầu TQ như vậy và các hệ lụy của việc này (các bạn có thể tham khảo bài của TS Nguyễn Quang A), ở đây tôi chỉ giới hạn thảo luận về mối liên hệ giữa thâm hụt thương mại và các gói thầu EPC.

Trước hết cần nhìn nhận vấn đề thâm hụt thương mại trên khía cạnh tổng thể chứ không chỉ với một nước riêng rẽ. Nếu các gói thầu EPC thay vì rơi hết vào tay các nhà thầu TQ lại rơi vào tay các nhà thầu Nhật hay Hàn Quốc thì liệu thâm hụt thương mại tổng thể của VN có giảm hay không? Ngay cả nếu tin vào con số 30% trong bài báo của TBKTSG dẫn chứng các nhà thầu non-Chinese thường subcontract lại cho thầu phụ VN, tôi cũng không lạc quan lắm về cán cân thương mại tổng thể. Lý do là đằng nào các nhà thầu EPC cũng phải nhập gần như toàn bộ máy móc thiết bị từ nước ngoài vào, còn 30% giá trị được subcontract đó cũng sẽ cần một số đầu vào là hàng hóa nhập khẩu. Chưa kể tác động gián tiếp của số 30% thu nhập đó của các thầu phụ VN cũng làm tăng nhập khẩu qua các kênh khác. Đành rằng tỷ lệ trị giá nhập khẩu các gói thầu EPC nếu không phải do TQ làm sẽ giảm, nhưng tôi không nghĩ ảnh hưởng vào cán cân thanh toán tổng thể sẽ đáng kể.

Thứ hai, lý do chính các nhà thầu TQ thắng thầu EPC là giá rẻ (có thể rẻ hơn các nhà thầu khác đến 50%). Bỏ qua vấn đề giá rẻ như vậy có hợp lý hay không hay các nhà thầu TQ gài bẫy và/hoặc các chủ thầu VN tự nguyện chui vào bẫy, nếu các gói thầu EPC được giao cho các nhà thầu Nhật, Mỹ... chào giá cao hơn thì tác động vào cán cân thương mại sẽ lớn hơn nếu chỉ tính theo giá trị hợp đồng EPC, dù không nhiều. Vấn đề các nhà thầu TQ "trợ giá" cho công nhân của họ như TS Nguyễn Thành Sơn nêu ra để tránh không thuê nhân công VN và làm tổng giá trị EPC giảm thực ra không ảnh hưởng đến cán cân thương mại vì họ trợ giá bên ngoài lãnh thổ VN. Tương tự như vậy việc các nhà thầu TQ được chính phủ TQ trợ giá cũng không làm xấu thêm cán cân thương mại tổng thể của VN mà ngược lại.

Thứ ba, vì capital account thường ngược chiều với current account, khi VN đi vay ODA của TQ hay một nước nào khác thì nghiễm nhiên VN chấp nhận cán cân thương mại sẽ xấu đi chưa cần biết các gói thầu EPC sẽ do ai thực hiện. Trên thực tế các khoản vay ODA thường có yêu cầu phải mua hàng hóa dịch vụ từ nước cho vay, cho nên nếu TQ cho VN vay ODA thì dù các gói thầu EPC có được các nhà thầu Nhật hay Mỹ trúng thì họ cũng phải mua một phần thiết bị và dịch vụ từ TQ. Do đó gốc rễ của vấn đề là VN đã và đang phải "nhập khẩu" vốn nước ngoài với nhu cầu ngày càng tăng để phục vụ cho nền kinh tế (và có thể cho một số nhóm lợi ích).

Các hợp đồng EPC, dù TQ hay nước nào khác thắng, đều chỉ là cái kênh để dòng vốn nước ngoài luân chuyển. Điều quan trọng với VN là những dự án EPC và các thể loại đầu tư nước ngoài khác có đem lại return đủ lớn cho nền kinh tế hay không để trong tương lai VN có thể trả nợ (và còn có lời) từ các các khoản vay đó. Nếu xét theo ICOR hay đơn giản là chỉ nhìn vào những ví dụ như Vinashin thì có vẻ return cho những dự án đó không đủ cao. Điều này sẽ làm nền kinh tế VN trở thành một Ponzi game, nghĩa là chỉ có thể sustainable chừng nào dòng vốn nước ngoài còn chảy vào. Đến một lúc nào đó sẽ chỉ còn một vài chủ nợ có ý đồ đen tối mới tiếp tục cuộc chơi vì họ có lợi ích bên ngoài return từ Ponzi game. Ai sẽ là người có lợi nếu kinh tế VN suy sụp và rơi vào khủng hoảng?


Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Quiz


Q
: Các khoản vay của Hi Lạp và Vinashin, cái nào rủi ro hơn?

A: Khoản nợ $600m của Vinashin đang được trade 50-60 cent/$1 face value, nghĩa là nếu Vinashin tiếp tục không thanh toán đợt 2 vào tháng 6 này thì recovery rate tương đương 50-60%. Còn trái phiếu chính phủ Hi Lạp hiện có recovery rate khoảng 30-50%, nghĩa là rủi ro hơn khoản nợ của Vinashin

Update: Đọc bài của FT (link bên trên) mới biết một trong các chủ nợ của Vinashin là một hedge fund (Elliott Advisors) có kinh nghiệm trong việc đi đòi nợ chính phủ các nước bằng cách gây sức ép qua báo chí. Thảo nào gần đến đợt thanh toán thứ 2 này một loạt báo tên tuổi (FT, WSJ, NYT, Bloomberg) liên tục đăng bài về Vinashin.

Một luật sư (nước ngoài) có nhiều kinh nghiệm ở VN khuyên các chủ nợ: "Harass the Vietnamese government". Tội nghiệp cho chính phủ đang bị harass tứ phía.


Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Live-fire drill



Ngay sau khi tàu Viking 2 bị cắt cáp, Quân chủng Hải quân Vùng 3 tuyên bố tập trận bắn đạn thật ngoài khơi tỉnh Quản nam ngày thứ Hai tới (14/6). Theo thông tin trên website của VMSN, địa điểm cuộc tập trận cách khá xa 2 địa điểm đụng độ vừa rổi về phía bắc và gần bờ biển VN hơn (108 46 E so với 109 17 vụ Viking và 110 59 vụ Bình Minh, và 15 53N so với 6 47 và 12 48). Theo WSJ đây là lần đầu tiên VN thông báo về một cuộc tập bắn đạn thật trên biển, nhiều báo nước ngoài đã đăng lại tin này. Điều lạ là dù bà Nguyễn Phương Nga đã xác nhận tin này nhưng không thấy báo chí VN đưa tin, Viet-studies có dẫn link tin của WSJ nhưng không highlight.



Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

FX forward


Cách đây vài tháng tôi có thấy một số đề nghị phát triển thị trường forward ngoại tệ ở VN để giúp các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên đến giờ này tôi vẫn chưa thấy có động tĩnh gì từ phía NHNN lẫn các NHTM (bạn nào có thông tin thì cho tôi biết). Tôi đoán một trong những trở ngại chính là NHNN lo ngại không kiểm soát được thị trường này và nó sẽ bị lợi dụng để đầu cơ ngoại tệ, rất có thể sẽ gây thêm sức ép lên tỷ giá VND.

Tình cờ tôi đọc được một tài liệu về South African Rand (ZAR) và được biết trong giai đoạn 1971-1985 khi nước này chuyển đổi từ cơ chế tỷ giá cố định sang tỷ giá thả nổi, ngân hàng trung ương South Africa (RBSA) đã đưa ra một công cụ forward đặc biệt dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán ngoại tệ trong tương lai. Vì thời điểm đó SA chưa có thị trường forward, RBSA đứng ra cung cấp forward cho các doanh nghiệp với một chi phí cố định, vừa để các doanh nghiệp làm quen với công cụ tài chính này vừa giúp các ngân hàng phát triển thị trường. RBSA chỉ cung cấp forward cho đồng USD, còn forward cho các đồng tiền khác thì các ngân hàng thương mại phát hành và định giá dựa vào forward USD của RBSA. Thời gian đầu đối tượng được mua bán và thời hạn forward của RBSA rất hạn hẹp, nhưng khi thị trường dần dần phát triển thì RBSA nới dần các hạn chế. Từ năm 1985, sau khi các ngân hàng thương mại của SA đã đủ khả năng cung cấp dịch vụ forward cho các khách hàng thương mại, RBSA dần dần rút ra khỏi thị trường này và sau năm 1995 chỉ còn giao dịch forward với các FX dealer lớn.

Chắc chắn hoàn cảnh của SA thời đó khác rất nhiều so với VN hiện tại, tuy nhiên kinh nghiệp của RBSA có thể có ích cho NHNN nếu muốn phát triển thị trường FX forward ở VN. Chí ít nếu kết hợp giữa kết hối và forward thì các doanh nghiệp sẽ không bị thiệt nếu trong tương lai họ cần mua lại ngoại tệ cho nhu cầu kinh doanh chính đáng. Bản thân doanh nghiệp có ngoại tệ khi đã bảo hiểm được rủi ro tỷ giá cũng sẽ dễ chấp nhận bán ngoại tệ ra thay vì găm giữ. RBSA đã giải được bài toán con gà và quả trứng, liệu NHNN có làm được?


Krugman's influence


Mấy hôm nay giới bloggers bàn tán rất nhiều về vụ "đụng độ" giữa Paul Krugman và Richard Koo từ tháng 8/2010 về tác dụng của QE khi nền kinh tế bị rơi vào balance sheet recession (theo tác giả này thì bất đồng Krugman-Koo đã có cách đây hơn chục năm khi Krugman qua Nhật khuyến cáo nước này theo đuổi QE). Vắn tắt là cả Krugman và Koo đều kêu gọi fiscal stimulus nhưng trong khi Koo cho rằng monetary policy (cụ thể là QE) không có tác dụng gì thậm chí còn có hại thì Krugman nói Fed vẫn cứ phải "còn nước còn tát".

Đến giờ nhận định của Koo có vẻ chính xác hơn, QE2 sắp sửa chấm dứt vào cuối tháng này nhưng tình hình kinh tế Mỹ vẫn không có gì sáng sủa và đặc biệt là 2 dự báo của Koo đều đúng. Dù Fed có bơm tiền ra thì các ngân hàng cũng không tăng tín dụng mà số liquidity đó sẽ chảy vào commodity speculation, dẫn đến giá dầu và các loại nguyên liệu thô tăng vọt càng đẩy quá trình phục hồi kinh tế xa hơn. Brad DeLong như mọi khi lại nhảy vào bênh Krugman đưa một loạt trích dẫn cho thấy Krugman cũng nghi ngờ tác dụng của monetary policy khi nền kinh tế rơi vào liquidity trap.

Nhưng toàn bộ cuộc tranh luận này không thú vị bằng chi tiết sau mà Richard Koo tường thuật: "A senior Obama administration official I spoke with last October, just before QE2 was unveiled, concurred with my view that the US was in a balance sheet recession but cited an article written by Professor Paul Krugman just before our meeting as support for his position that the situation could still be dealt with using monetary policy...". Điều này cho thấy ảnh hưởng cực lớn của Krugman vào các chính sách kinh tế của chính phủ Obama. Chỉ một bài viết trên blog (chắc chưa đến 10 phút) của Krugman đã đánh đổ ảnh hưởng của cả một quyển sách công phu của Richard Koo.

Không rõ đó là do uy tín giải Nobel của Krugman hay do khả năng viết những bài rất đơn giản nhưng thuyết phục của nhà kinh tế/blogger này. Ví dụ như bài này.


Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

JGB


Mike "Mish" Shedlock, một trong những bloggers kinh tế tài chính nặng ký, thắc mắc tại sao TQ mua tổng cộng ¥1.44 tril ($16.6b) trái phiếu dài hạn của chính phủ Nhật (JGB) trong tháng 4/2011, gần như toàn bộ số trái phiếu được Nhật phát hành (¥1.47 tril). Shedlock lập luận rằng yield của JGB hiện quá thấp nên mua JGB vào lúc này sẽ có rủi ro lỗ cao khi mặt bằng lãi suất của Nhật tăng lên. Chưa kể tỷ giá đồng Yen cũng đang rất cao, nhiều khả năng sẽ mất giá trong thời gian tới nên giữ JGB sẽ càng lỗ nếu đổi ra RMB. Shedlock đặt câu hỏi và rồi tự trả lời "So what is China thinking? The answer is they aren't thinking."

Có thật TQ dại dột tự chui vào Yen-trap giống như đã chui vào Dollar-trap như trước đây không? Nếu nhìn vào diễn biễn đồng Yen từ cuối năm 2010 có thể thấy đồng Yen đã dao động khá ổn định trong khoảng 81-83 trong gần 5 tháng rồi rơi xuống mức thấp kỷ lục 76 vài ngày sau vụ động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011. Lúc đó nhiều người nhận định Nhật sẽ phải can thiệp để đồng Yen không tiếp tục lên giá, là điều cực kỳ cần thiết giúp cho kinh tế của Nhật phục hồi. Đúng như dự đoán BoJ và hàng loat central banks lớn đã đồng loạt can thiệp rất mạnh để phá giá đồng Yen qua ngưỡng 83 và đạt đỉnh 85 vào đầu tháng 4/2011. Nhưng đồng Yen chỉ giữ được ở mức này vài ngày và sau đó tăng giá liên tục trong tháng 4 để lại quay về mức dưới 80 vào đầu tháng 5/2011. Việc TQ mua rất mạnh JGB trong tháng 4 có lẽ đã góp phần không nhỏ làm cho kế hoạch can thiệp tỷ giá đồng Yen của BoJ phá sản.

Không lâu sau đó Nhật bị Fitch hạ rating và Moody đặt vào negative watch list. Mike Shedlock có thể đúng về mặt kinh tế, nhưng về mặt địa chính trị nhiều khả năng TQ đã cao tay hơn blogger này nhầm tưởng.


Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

5/6


Trước hết xin cám ơn các bạn ở HN và SG đã đi biểu tình phản đối hành động của TQ nhằm thôn tín Biển Đông, các bạn đã nói lên ý nguyện của hàng chục triệu người Việt (trong đó có tôi) về vấn đề chủ quyền lãnh hải của VN. Tôi tình cờ thấy bức ảnh dưới đây về cuộc biểu tình, giật mình vì dòng chữ "No trespassing" trên tấm biển của lực lượng cảnh sát VN.

Ở Mỹ và Úc những tấm biển "No trespassing" thường được cắm ở hàng rào của private property cảnh báo người lạ không được tự ý đi vào. "Trespass" theo cách hiểu (của luật phápcảnh sát) ở đây là hành vi vi phạm property right của tư nhân chứ không phải là hành vi cố tình đi vào "Restricted area" công vụ. Tôi chưa từng thấy biển "No trespassing" của cảnh sát ở nước ngoài, thực ra điều này vô nghĩa vì nếu có mặt cảnh sát thì không cần phải cảnh báo như vậy mà chỉ cần "Restricted area" là đủ. Việc trương ra tấm biển "No trespassing" ngay trước ĐSQ và TLS của TQ có thể làm người ta ngầm hiểm đằng sau tấm biển đó là "private property" của ai đó, rất tế nhị trong hoàn cảnh tranh chấp lãnh thổ hiện tại giữa VN-TQ. Bộ Công an VN cần sửa lại những tấm biển này, đây là một lỗi tiếng Anh không đáng có.



Update: Về mặt ngữ nghĩa, biển cảnh báo "No trespassing" ở các nước Mỹ/Úc tương đương như biển "Nhà có chó dữ" ở VN.


Chessmaster


Tình cờ phát hiện ra hai nhà kinh tế rất nổi tiếng từng là những kỳ thủ nặng ký trong làng cờ vua. Tyler Cowen, giáo sư kinh tế đại học George Mason và là đồng tác giả blog Marginal Revolusion, từng vô định cờ bang New Jersey năm 15 tuổi (trẻ nhất trong lịch sử) và có hệ số Elo 2350 vào thời điểm đó. Ấn tượng hơn, Kenneth Rogoff, giáo sư đại học Harvard và cựu chief economist của IMF, từng là kỳ thủ chuyên nghiệp và được phong Đại kiện tướng quốc tế năm 1978. Các bạn Lê Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn... khi nào chán nghiệp cờ nên cân nhắc đi học kinh tế :-)


Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Water


"I don't mind if China has civil war, epidemics, panics, depressions, all of that. You can recover from that. The only thing you cannot recover from is water. If China doesn't solve its water problems than there's no China story." - Jim Rogers

Điều này càng đúng cho mảnh đất hình chữ S có 2 con sông lớn nhất đều bắt nguồn từ TQ :-(


Update: Bruce Krasting cảnh báo về ảnh hưởng môi trường của các đập thủy điện: Big Dams = Big Drought? Ask China.


Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Fracking


This is very big and it’s coming on very fast,” said Daniel Yergin, the chairman of IHS CERA. “This is like adding another Venezuela or Kuwait by 2020, except these tight oil fields are in the United States.” - (NYT)

Nhờ một công nghệ khai thác dầu mỏ mới (fracking) Mỹ có khả năng sẽ tăng lượng dầu khai thác nội địa thêm 25% trong vòng 10 năm tới. Chi phí cho công nghệ này là $60/thùng, thấp hơn nhiều so với giá dầu hiện tại.


NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...