Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Stock market


Thuật ngữ "thị trường chứng khoán" có lẽ được một học giả TQ nào đó dịch từ từ "stock market" sang tiếng Trung, sau đó được phiên âm sang tiếng Việt. Chữ stock đúng ra phải dịch là cổ phiếu nhưng người dịch đầu tiên đó đã nhìn xa trông rộng dịch thành "chứng khoán" (securities) với hàm ý đây là thị trường giao dịch các loại giấy tờ có giá nói chung chứ không chỉ giới hạn cho cổ phiếu. Hiện nay stock market ở các nước phát triển đã trở thành securities market, tuy nhiên thuật ngữ stock market đã quá quen thuộc nên không thể đổi thành securities market được nữa. Dẫu sao trong bài này tôi sẽ sử dụng thuật ngữ stock market đúng theo nghĩa nguyên thủy của nó, nghĩa là chỉ giới hạn cho cổ phiếu công ty chứ không mở rộng ra cho các loại securities khác. Tôi cũng sẽ không đề cập đến lịch sử hình thành và cấu trúc (exchange, OTC, brokerage...) của stock market, wikipedia có thông tin khá đầy đủ về những vấn đề này. Trong entry này tôi chỉ tập trung vào các chức năng của stock market cho nền kinh tế ở level micro và macro.

Ở micro level, nghĩa là liên quan đến từng công ty hay nhà đầu tư, stock market có ba chức năng chính. Thứ nhất là nơi các công ty huy động vốn và là kênh cho các nhà đầu tư bỏ tiền vào một dạng đầu tư có risk profile (sẽ giải thích thêm bên dưới) khác với trái phiếu hay gửi tiết kiệm trong ngân hàng. Các công ty huy động vốn một cách trực tiếp thông qua IPO và secondary offerings (các lần phát hành cổ phiếu sau IPO). Mặc dù báo chí gần như chỉ tập trung vào các vụ IPO đình đám, trên thực tế các công ty huy động được rất nhiều vốn thông qua secondary offerings, vd nhiều công ty phát hành cổ phiếu cho các đối tác chiến lược sau khi đã IPO khá lâu. Một điểm cần lưu ý là secondary offerings không nhất thiết đem lại "vốn" theo nghĩa "cash" cho công ty phát hành mà còn có thể là non-cash assets. Ví dụ công ty A mua lại công ty B bằng cách phát hành thêm cổ phiếu và thanh toán cho cổ đông hiện hữu của B bằng số cổ phiếu đó. Điều này tương đương với A huy động vốn để mua lại nhà xưởng, nhân lực và các thể loại intangible assets của B. Một ví dụ khác là một khoản nợ A vay của ngân hàng B bị quá hạn và A không có khả năng chi trả. Hai bên có thể thỏa thuận convert số tiền vay đó thành cổ phiếu của A, tương đương như A phát hành thêm cổ phiếu để trả nợ cho B.

Bên cạnh việc huy động vốn trực tiếp trên stock market, các công ty còn có thể huy động vốn gián tiếp bằng cách giữ lại một phần lợi nhuận mà không chia hết cho cổ đông (tôi đã có một số trao đổi về vấn đề này với bạn Duy Linh và Kaufmann trong entry này). Lấy ví dụ thế này, nếu công ty A có market cap là $1m, giả sử năm đó A giữ lại một phần lợi nhuận trị giá $100k thay vì trả hết cho cổ đông thì market cap của công ty sẽ tăng lên $1.1m, tương đương như A phát hành thêm cổ phiếu giá trị $100k (cũng tương đương như vậy nếu A trả $100k cổ tức dưới dạng cổ phiếu). Trong quá trình "huy động thêm vốn" này stock market không có vai trò trực tiếp như IPO hay secondary offering nhưng nó gián tiếp giúp cho các công ty có thể dễ dàng thuyết phục cổ đông chấp nhận để lại một phần lợi nhuận, i.e. tiếp tục góp vốn vào công ty. Vì average payout ratio (của các nước phát triển) vào khoảng 0.5-0.6, số lượng retained earning hàng năm khá lớn (trung bình earning xấp xỉ 30% 15-20% GDP) nên phần vốn gián tiếp này chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong toàn bộ market cap của thị trường.

Đối với các nhà đầu tư, một quan điểm khá phổ biến là stock market chỉ là một dạng casino không hơn không kém. Tuy nhiên bỏ qua các thể loại "lướt sóng" hay những ước mơ "get rich quick", stock market đem lại cho nhà đầu tư một cơ hội diversification cực kỳ quan trọng. Ngay cả nếu bạn không tin vào quan điểm "stock for the long run" của Jeremy Siegel, đa số giới academic cho rằng stock là một công cụ đầu tư có tình chất inflation hedge rất tốt, i.e. trong dài hạn real value của stock sẽ không bị inflation bào mòn như bond hay gửi tiết kiệm ngân hàng (real estate cũng có tính chất này). Tất nhiên rủi ro (hay volatility) của stock lớn hơn bond, nhưng reward cũng lớn hơn và correlation giữa hai loại công cụ này thường rất thấp hoặc thậm chí negative. Nói theo ngôn ngữ hàn lâm là risk profile của stock rất khác với bond nên stock giúp các nhà đầu tư diversify portfolio của mình để đạt được risk-reward trade off tối ưu. Hầu hết sách vở đầu tư đều khuyên nên xây dựng portfolio có stock-bond mix là 70-30 hay một tỷ lệ gần giống như vậy.

Chức năng micro thứ hai rất hay được nhắc đến của stock market là tạo thanh khoản cho cổ phiếu của các công ty. Nếu không có stock market công ty vẫn có thể phát hành cổ phiếu nhưng khi các cổ đông cần bán cổ phần của mình họ phải tìm được một bên thứ ba có nhu cầu mua hoặc phải thuyết phục chính công ty đó (i.e. các cổ đông khác) mua lại cổ phần của mình. Điều này tạo ra transaction cost cao (theo nghiên cứu này có thể tăng thêm 21%), do đó hạn chế khả năng huy động vốn của chính công ty phát hành cổ phiếu. Việc đảm bảo cổ phần có thể dễ dàng bán cho một bên thứ ba còn góp phần làm venture capital industry phát triển, giúp cho entrepreneurs triển khai ý tưởng của mình khi công ty còn trong giai đoạn trứng nước chưa có doanh thu hoặc lợi nhuận. Rất nhiều công ty, cả những tên tuổi lớn như Microsoft hay Google, tiến hành IPO không phải để huy động vốn mà để giúp các nhà đầu tư ban đầu thoái vốn dễ dàng.

Không chỉ thu hút venture capitalist, khả năng thanh khoản của cổ phiếu nhiều khi cũng là điều kiện cần để một công ty thu hút được các nhà đầu tư lớn (pension funds, mutual funds). Một cổ phiếu với thanh khoản tốt cũng dễ dàng được chấp nhận làm tài sản thế chấp cho margin borrowing, commercial borrowing, hay trong các derivatives transactions như repo hay swap. Cũng liên quan đến derivatives, một điều gần như chắc chắn là cổ phiếu của một công ty phải được niêm yết và có thanh khoản lớn mới hi vọng có các loại derivatives (options, futures) liên quan đến nó giao dịch. Nhiều công ty sử dụng share hoặc options thưởng cho nhân viên cũng cần tính thanh khoản cao cho cổ phiếu của mình để nhân viên thấy được giá trị của những khoản bonus đó.

Một lợi ích quan trọng khác của tính thanh khoản cao là giá cổ phiếu (market  price) sẽ được thị trường xác định rất nhanh chóng khi có một thông tin nào đó liên quan đến công ty hay nền kinh tế nói chung được công bố. Việc cổ phiếu một công ty có market price sẽ đơn giản hóa rất nhiều các hoạt động kế toán, kiểm toán, đánh giá rủi ro của rất nhiều thành phần liên quan trong nền kinh tế, từ bản thân công ty đến khách hàng, nhà đầu tư, các ngân hàng cho vay, các cơ quan quản lý nhà nước. Có thể nói stock market là một công cụ hiệu quả làm tăng tính transparent giá trị của một công ty và điều này dẫn đến chức năng thứ ba ở micro level của thị trường này.

Trong những năm gần đây người ta bắt đầu nhắc đến chức năng giúp củng cố corporate governance của stock market với các công ty có cổ phiếu được mua bán trên thị trường. Như đã đề cập bên trên việc giá cổ phiếu, hay nói cách khác giá trị của công ty, được thị trường xác định sẽ làm tăng tính transparency các hoạt động của công ty. Điều này rất quan trọng vì vấn principal-agent problem luôn tồn tại trong hình thức công ty hiện đại khi mà ownership và management được tách biệt. Management với quyền được sử dụng một lượng assets lớn, quyền thuê mướn nhân công, quyền chọn mua nguyên liệu đầu vào và bán sản phẩm đầu ra, có thể sẽ có những quyết định trục lợi cá nhân làm thiệt hại cho chủ sở hữu (giảm giá trị công ty). Nếu cổ phiếu của công ty không được mua bán trên thị trường, các outside shareholders chỉ có thể biết tài sản của họ theo báo cáo tài chính định kỳ, mà báo cáo này do management soạn thảo nên có thể không chính xác. Bên cạnh đó hầu hết các nước đều có những qui định quản lý khá chặt chẽ liên quan đến việc công bố thông tin và báo cáo tài chính cho các công ty đại chúng, chưa kể các qui định dưới luật của các sàn giao dịch. Do đó gia tăng transparency là kênh thứ nhất giúp củng cố corporate governance.

Kênh thứ hai là khả năng công ty sẽ là takeover target. Nếu assets của công ty không được sử dụng hiệu quả các đối thủ cạnh tranh hoặc các private equity firm có thể tiến hành thu gom cổ phiếu (với giá thấp vì management kém) trên thị trường rồi thôn tín toàn bộ công ty. Chính nguy cơ bị takeover này buộc management phải lo làm ăn hiệu quả, giúp giảm bớt principal-agent problem. Kênh thứ ba là sự tham gia của các nhà đầu tư lớn (institutional investors) vào việc giám sát management. Có thể nói, ngoại trừ PE/venture funds, hầu hết các institutional investors chỉ đầu tư vào các công ty được niêm yết trên stock exchange. Chỉ có những nhà đầu tư lớn này mới hi vọng có đủ cổ phần để có đại diện ngồi trong board bên cạnh các independent board member là yêu cầu của nhiều nước. Kênh thứ tư, một dạng chicken-egg problem, là stock market dựa vào good corporate governance để có thể phát triển. Do vậy chính các stock exchange phải promote good governance thông qua các hướng dẫn (guidelines, codes), giám sát, và đe dọa delisting.



(Còn tiếp)





[Xin được hỏi các bạn biết tiếng Trung và/hoặc các bạn giỏi Hán Việt về gốc và ý nghĩa của các từ "chứng khoán", "cổ phiếu", "trái phiếu". Cụ thể là chữ "khoán" trong chứng khoán có nghĩa là gì, chữ "cổ" trong cổ phiếu/cổ phần có nghĩa là gì, chữ "trái" trong trái phiếu có nghĩa là gì? [Ngoài lề: một chữ nữa tôi vẫn luôn thắc mắc là chữ "Kinh" trong "dân tộc Kinh", có phải chữ này bắt nguồn từ "kinh kỳ" không hay có nguồn gốc nào khác?]. Cám ơn các bạn.]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...