Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Chỉ có trẻ con mới tin lời ông Tuấn: *"Đây...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Chỉ có trẻ con mới tin lời ông Tuấn:

"Đây là hợp nhất tự nguyện do chính ba ngân hàng đề nghị, chứ không phải là sáp nhập bắt buộc như các tin đồn trước đó."

Từ trước tới giờ tôi vẫn phản đối chủ trương giảm số lượng ngân hàng thương mại và bắt các ngân hàng phình to ra (tăng vốn điều lệ). Tuy nhiên khi NHNN đã kiên quyết theo đuổi chính sách này thì nên làm nhanh và mạnh tay để giải tỏa uncertainty trong hệ thống. Bởi vậy tôi hoan nghênh vụ ép sáp nhập vừa rồi, kể cả nếu nhà nước có phải bỏ tiền recapitalize cho họ.

Điều tôi không tán thành là NHNN cứ chối quanh việc mình ép 3 ngân hàng kia sáp nhập. Tôi nghĩ đây là một chiến thuật sai lầm, đúng ra NHNN nên tuyên bố thẳng thừng 3 ngân hàng kia không đảm bảo mức độ an toàn liquidity và CAR nên NHNN sẽ đứng ra tái cấu trúc lại bằng cách yêu cầu họ phải sáp nhập. Nguyên tắc căn bản của quá trình tài cấu trúc là phần lớn nợ xấu phải được write off hoặc chuyển sang một SIV (giống như vụ Bear Stearns). Tất nhiên shareholders hiện tại sẽ bị mất vốn, thậm chí sẽ trắng tay và không còn cổ phần trong ngân hàng mới.

Để đảm bảo cho ngân hàng mới có đủ vốn hoạt động theo luật định, NHNN sẽ phải rót vốn (recapitalize) vào và trở thành một cổ đông mới. Nếu cơ sở pháp lý không cho phép NHNN trở thành cổ đông thì có thể thông qua một trung gian như BIDV hoặc một quĩ đầu tư nào đó. NHNN sẽ cam kết là sau khi lộ trình tái cấu trúc kết thúc toàn bộ số cổ phần của nhà nước sẽ được bán lại cho tư nhân, có thể qua IPO (như trường hợp General Motors năm 2009) hoặc private placement cho những nhà đầu tư lớn. Đây là phương pháp Thụy Điển đã làm trong những năm 1990 để tái cấu trúc (rất thành công) hệ thống ngân hàng của họ.

NHNN có thể cam kết sẽ hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng mới này, hoặc thông qua BIDV hay các ngân hàng khác hoặc trực tiếp từ discount window của mình. Thực ra sau khi recapitalize thì vấn đề thanh khoản của ngân hàng mới này sẽ không còn quá khó khăn nữa và họ cũng có balance sheet tốt hơn nên sẽ dễ dàng đi vay liên ngân hàng hơn. Một biện pháp khác khá cứng rắn mà NHNN có thể làm, vừa để tránh khó khăn thanh khoản cho ngân hàng mới này ngay sau khi nó được công bố vừa để cảnh cáo những người gửi tiền tham lãi suất cao (chống moral hazard), là freeze toàn bộ withdrawal từ các tài khoản hiện hữu trong vài ngày hoặc vài tuần cho đến khi quá trình thương thuyết recapitalize hoàn tất.

Tóm lại tôi muốn thấy NHNN mạnh tay hơn trong vụ này, vừa để tăng credibility vừa để đồng tiền mà mình bỏ ra (taxpayers' money) để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng có tác dụng mạnh nhất. Tiếc là NHNN có vẻ vừa làm vừa run, lo những việc đâu đâu như ... "ném chuột vỡ bình".
VnEconomy - Ba ngân hàng hợp nhất, người trong cuộc nói gì? - Tài chính
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, BIDV và các thành viên SCB, Ficombank và TinNghiaBank nói về sự kiện hợp nhất
View or comment on Giang Le's post »

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...