Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Price vs Value


"What is a cynic? A man who knows the price of everything and the value of nothing." - Oscar Wilde


0.
Hàng nghìn năm qua các nhà hiền triết, trí giả Đông-Tây đã không ngừng thắc mắc và đi tìm lời giải cho khái niệm "value", dù là thứ value trừu tượng như trong câu nói nổi tiếng bên trên của Oscar Wilde hay chỉ đơn giản là khái niệm value trần tục của một cây bút chì nhỏ bé. Cũng trong hàng nghìn năm  đó, triệu triệu thứ dân, con buôn, thợ thuyền băn khoăn về "price" của một ổ bánh mì hay một mảnh vải mà họ mua bán hàng ngày, chẳng hề biết hoặc quan tâm "value" của chúng là gì. Họ, những tiện dân nhỏ bé và có phần cynic đó, trong gần suốt chiều dài lịch sử bị cho là những con kiến sống theo bản năng - bản năng mặc cả đến từng xu, tiết kiệm từng đồng, bản năng mua gian bán lận, đầu cơ tích trữ. Không ít lần trong lịch sử, một thiểu số có authority trong tay - có thể là một ông tộc trưởng, một ông vua, ông giáo hoàng, hay ông tổng bí thư - áp đặt những value mà họ cho là đúng lên đàn kiến đó. Mỗi triều đại, mỗi học thuyết trôi qua thường đem theo khái niệm "value" của họ đi vào quá khứ, nhưng "price" của những hàng hóa luân chuyển tự do trên thị trường vẫn tuân theo qui luật "thuận mua vừa bán" ngay cả trong những ngày tháng mông muội ngăn sông cấm chợ hay trong đỉnh điểm của cơn sốt vàng, sốt hoa tulip.



1.
Ở cuối thời kỳ đồ đá một người đàn ông nguyên thủy chắc chắn đã biết một con dao bằng đồng có giá trị hơn nhiều một mũi giáo bằng đá mà cha ông anh ta sở hữu. Một đổi một giữa dao đồng và giáo đá chắc chắn không phải là "thuận mua vừa bán" cho dù anh ta có thể còn chưa biết đếm phải mất bao nhiêu ngày mới rèn được một con dao như vậy và cũng chẳng có sổ sách gì để ghi lại bao nhiêu đồng, bao nhiêu củi lửa đã tiêu tốn. Đã có những bằng chứng khảo cổ học và nhân chủng học (anthopology) cho thấy trao đổi hàng hóa trong những năm tháng sơ khai đó dù chỉ dựa vào goodwill của các bên cũng đã có những tính toán thiệt hơn. Nghĩa là trong những cuộc trao đổi hàng hóa đó người nguyên thủy đã bắt đầu có khái niệm "fair value" đối nghịch với "exchange value" (cách nói khác của price), và đã cảm thấy "unfair" nếu exchange value không phản ánh đúng fair value mà họ cảm nhận.

Nhưng lịch sử có không ít những giai đoạn đầy bạo lực, cưỡng ép, lọc lừa nên ước mong quân bình hai khái niệm value này không dễ thực hiện, thông thường bên yếu thế hơn sẽ bị thiệt trong những cuộc trao đổi không hoàn toàn "thuận mua vừa bán". Tất nhiên số đông yếu thế đó luôn mong ước về một xã hội có justice, fairness và những khái niệm này dần dần đã được các nhà hiền triết cổ đại như Socrates, Plato, Aristotle định hình rõ ràng hơn trong hệ thống triết học của họ. Với quá trình tiến hóa như vậy không có gì ngạc nhiên khi Aristotle cho rằng value của một vật phải là "value of use" (VoU), nghĩa là mức độ hữu dụng của nó trong con mắt của người chủ sở hữu. Một ngọn giáo có thể có value gần như bằng không với một anh nông dân, ngược lại một người thợ săn sẽ chẳng đổi một con thú nhỏ lấy một cái cầy. Value (of use) từ Aristotle trở về trước do demand - hay phía thụ hưởng - quyết định. Sẽ chẳng có labour content hay marginal cost nào trong một cục đá tình cờ có cạnh sắc mà người nguyên thủy chợt nhận ra nó có thể giúp họ chặt cây dễ dàng hơn.

Tất nhiên lịch sử không dừng lại ở đó và khái niệm value cũng vậy. Cùng với sự phân công lao động, chuyên môn hóa và trao đổi hàng hóa, một nhóm người không ngừng tích trữ của cải, quyền lực, trí thức và để lại đại bộ phận nhân loại ở lại phía sau tiếp tục lam lũ kiếm ăn, gò lưng đóng thuế, trả nợ. Với những mối liên hệ kinh tế xã hội ngày càng phức tạp và trọng tâm quyền lực dịch chuyển dần về phía các điền chủ, thương gia, nhà tư bản, khái niệm value cũng dịch chuyển dần sang phía supply. Hai thiên niên kỷ sau Aristotle, Adam Smith đã khẳng định rằng "real price" - tương đương với value - của một vật phải phản ánh "toil and trouble" mà người làm ra nó bỏ ra.  Nghĩa là value từ một khái niệm subjective theo Aristotle đã trở thành objective theo Smith, value tồn tại bên ngoài ý thức của con người - một quan điểm rất "duy vật biện chứng". Tuy nhiên Adam Smith không từ bỏ hẳn demand side, ông vẫn cho rằng value của một vật tuy đo bằng "labor-value" để làm ra nó nhưng bản thân vật thể đó được làm ra chỉ khi nó "desirable" với con người.

Trong một thế kỷ sau Adam Smith, David Ricardo rồi Karl Marx tiếp tục phát triển phát triển khái niệm value này thành một lý thuyết đồ sộ (Labor Theory of Value). Rồi chỉ một ý tưởng nhỏ của nó (surplus value) đã giúp vài lãnh tụ cách mạng trong thế kỷ 20 kéo theo những đàn kiến bình dân đấu tranh lật đổ nhiều trật tự xã hội để lập lại "justice", i.e. xóa bỏ bóc lột với ý nghĩa phân bổ lại phần surplus value trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên sẽ rất bất công cho LTV khi nhiều người nhìn nó qua lăng kính của Lenin, hoặc tệ hơn lăng kính của Stalin/Mao, mà không nhận thấy đó là một cố gắng của nhiều thế hệ học giả nhằm hệ thống hóa khái niệm value một cách khoa học, nhu cầu tri thức tất yếu trong xu hướng phát triển nhận thức từ subjectivism sang objectivism trong thế kỷ 18-19. Nhưng dù hiểu theo cách của Aristotle, Adam Smith, hay Karl Marx, value cho đến thời điểm đó vẫn là một khái niệm trừu tượng xoay quanh ước mong justice/fairness, hay khía cạnh đạo đức của một cơ chế tổ chức xã hội. Những nhà tư tưởng đó hiểu rằng trên thực tế price, hay exchange value, có thể khác rất xa fair value vì những qui ước, định chế, hay thậm các chí ngẫu nhiên lịch sử.



2.
Trong lý thuyết tài chính có 2 cách đánh giá giá trị cổ phiếu (equity valuation) khá phổ biến. Cách thứ nhất sử dụng discounted cashflow model (DCF), cách thứ hai là book value multiple (BVM). Với DCF giá trị của một cổ phiếu là tổng của những lợi ích trong tương lai mà nó đem lại cho chủ sở hữu, trong khi BVM đánh giá giá trị dựa vào những gì đã được tích tụ và ghi nhận trên sổ sách của một công ty. Có thể thấy đằng sau DCF là ý tưởng VoU của Aristotle còn BVM có hơi hướng LVT của Smith/Marx, một đằng nhìn về những lợi ích trong tương lai, một đằng tổng kết lại những gì đã xảy ra trong quá khứ. Nhưng khác với các triết gia và các kinh tế gia vẫn đang bất đồng về cách tính value đúng nhất, giới tài chính chẳng bao giờ cãi nhau phương pháp nào là đúng cả, với họ "mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột".

Có điều để "bắt được chuột" thì những người dùng DCF hay BVM phải ngầm định một nguyên lý bất di bất dịch từ thời Aristotle cho đến Adam Smith: price của một asset có khuynh hướng mean-reverting xung quanh "fair value". Nghĩa là dù cổ phiếu được định giá bằng DCF hay BVM nhà đầu tư sẽ "sell" nếu price lớn hơn value và "buy" trong trường hợp ngược lại. Tuy nhiên lực đẩy nào làm price phải quay về với value? Aristotle không có câu trả lời thỏa đáng chỉ viện dẫn ethics hay justice ra để hi vọng những người tin vào tư tưởng của mình sẽ không quá tham khi bán một vật với giá cao hơn value của nó, hoặc ngược lại không mua với giá thấp hơn value. Adam Smith, nhìn nhận bản chất "tham lam" của con người, tiến thêm một bước khi viện dẫn invisible hands sẽ đẩy price về gần với value. Chính khái niệm invisible hand này, ngầm định sự tương tác giữa demand và supply, đã đưa Smith vào vị trí ông tổ của kinh tế học hiện đại. Karl Marx có lẽ bi quan hơn cho rằng hệ thống quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản sẽ không bao giờ quân bình price với value, do đó sẽ cần phải thay đổi hệ thống này bằng bạo lực cách mạng của giai cấp vô sản. Sau khi lật đổ giai cấp tư bản thống trị, Marx cho rằng hệ thống giá cả trong nền kinh tế sẽ được qui định bởi một central planner, là người/cơ quan tính toán value của tất cả các loại hàng hóa dịch vụ theo LVT của ông. Liên xô và các nước XHCN sau này đã có một cơ quan như vậy.

Những người có kinh nghiệm làm valuation biết rõ DCF và BVM thường cho kết quả khác nhau rất xa, ngay cả khi dùng một mô hình nhưng với các giả định khác nhau (growth rate, discount rate, multiple...) cũng sẽ ra các "fair value" khác nhau. [Tất nhiên mỗi nhà đầu tư phải có fair value của riêng mình chứ không thì làm sao có người mua và người bán]. Điều này cho thấy dù khái niệm value có thể hoàn toàn objective về mặt lý thuyết như mong muốn của Marx, trên thực tế không bao giờ có thể xác định được value của một vật mà không bị ảnh hưởng bởi subjective judgement. Điều này cũng phù hợp với tính chất subjective của khái niệm justice hay fairness, nghĩa là nếu hai người khác nhau có quan điểm về justice khác nhau thì rõ ràng họ phải có fair value của một vật khác nhau. Ở một khía cạnh khác, việc áp đặt value system của mình cho người khác là một hành động unjust/unfair trái ngược với mong muốn justice ban đầu (e.g. quân bình giá với value). Nhưng ngay cả nếu bỏ qua những mâu thuẫn này, liệu justice/fairness có nhất thiết là điều kiện tiên quyết để định hình một hệ thống giá cả không?



3.
Trên tiêu đề các văn bản hành chính của VN có dòng chữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc". Khẩu hiệu này phản ánh nguyện vọng của dân tộc VN được chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, có lẽ đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Nhiều dân tộc khác cũng thể hiện tâm nguyện của mình qua một hình thức tripartite motto như vậy: "Liberté, Égalité, Fraternité" của Cách mạng Pháp, "Life, liberty, and the pursuit of happiness" của Thomas Jefferson, hay "Peace, Land, and Bread" của Lenin. Có thể thấy nguyện vọng của đa số nhân loại luôn đặt justice lên hàng đầu nhưng không phải là duy nhất. Bên cạnh justice con người luôn có mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn cả về tinh thần lẫn vật chất. Cái mong muốn vật chất đó đã được Amartya Sen, một nhà học giả lớn của thế kỷ 20, đưa vào khái niệm "freedom of choice" như là mục tiêu căn bản của quá trình phát triển kinh tế cho bất kỳ một dân tộc nào. Theo Sen, con người không chỉ cần freedom theo nghĩa chính trị mà họ phải đạt được freedom trong tất cả những nhu cầu kinh tế của mình. Freedom, hiểu theo nghĩa vượt ra ngoài phạm vi justice này, thực ra đã được Marx đề cập đến từ thế kỷ 19 dù bị phê phán là Utopian. Trong khi Sen trông chờ vào economic development thông qua invisible hand của Adam Smith để đạt đến freedom of choice, Marx chỉ tin rằng một central planner mới có thể phân bổ lại surplus value để thúc đẩy kinh tế phát triển. Cho dù theo quan điểm của Sen/Smith hay Marx, phân bổ hợp lý nguồn lực nền kinh tế để có tăng trưởng lâu dài là điều kiện tiên quyết cho (economic) freedom of choice.

Như vậy bên cạnh nhu cầu justice, một hệ thống giá cả hợp lý - theo nghĩa phản ánh fair value - có thể còn cần thiết cho nhu cầu phát triển thông qua "optimum allocation of resources". Với Marx, hai mục tiêu này tương đồng vì một (socialist) central planner chỉ cần "set price" theo đúng LTV là tự khắc cả justice lẫn (resource allocation) efficiency sẽ đạt được. Adam Smith cũng tin tưởng cả hai mục tiêu này có thể đạt được đồng thời thông qua invisible hand mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của nhà nước hay một central power nào khác. Tuy nhiên một trong những tín đồ của invisible hand, Vilfredo Pareto, không đồng ý với Smith khi nhận thấy 80% đất canh tác của Italy đầu thế kỷ 20 chỉ do 20% dân số nước này kiểm soát - một outcome có thể nói rất unjust với nhiều người dù có thể efficient. Justice xét cho cùng phụ thuộc vào quan điểm và ý thức hệ của từng cá nhân, bởi vậy một quá trình resource allocation để đạt được efficiency có thể just với người này nhưng sẽ là unjust với người khác. Khái niệm Pareto efficiency trong kinh tế học sau này là một thừa nhận của trường phái invisible hand rằng hai mục tiêu justice và efficiency không phải lúc nào cũng tương đồng. Invisible hand hay free market nếu có đạt được efficiency vẫn có lúc cần phải có một hệ thống income redistribution để đảm bảo justice ở một mức độ nào đó cho toàn xã hội.

Nhưng (economic) freedom of choice không chỉ dừng ở efficiency, ngay trong thế kỷ 19 một học giả nổi tiếng khác là Thomas Malthus đã đưa ra một khái niệm được biết đến trong thế kỷ 21 với cái tên "sustainability". Malthus khá bi quan vào invisible hand khi cho rằng dù efficiency có đạt được, natural resource của trái đất không thể đáp ứng đủ lòng tham vô đáy của con người. Đến một lúc nào đó free market sẽ phải nhờ đến chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh để giải quyết vấn đề sustainability này. Bất chấp những nỗ lực của các nhà chính trị, kinh tế cố gắng đưa ra các giải pháp như Kyoto Protocol hay carbon tax, nhiều doomsayer vẫn cho rằng supply/demand sẽ không thể giải quyết được những nguy cơ quá tải dạng Malthus và văn minh nhân loại có nguy cơ bị xóa sổ. Chưa cần biết "the truth" có thực sự "inconvenient" như vậy hay không, những người như Thomas Malthus hay Al Gore đã chỉ ra rất chính xác một thách thức quan trọng khác cho một hệ thống kinh tế bên cạnh hai mục tiêu justice và efficiency. Liệu một hệ thống fair value với mỗi loại hàng hóa được xác định bằng "oil unit" hay "carbon unit" thay vì "labour unit" như LTV của Smith/Marx có giải quyết được thách thức này hay không?



(Còn tiếp)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...