Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Q&A


Q (Pham Ngoc Chan): "Thầy cho em hỏi về ý này trong bài phỏng vấn NHNN :
"Thống đốc cho rằng NHNN có thể điều hòa lượng tiền trong nền kinh tế nhằm giảm lãi suất.
NHNN có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng tiền đồng hoặc phát hành trái phiếu nhằm rút lượng tiền về sau đó sử dụng số tiền này nhằm tái cấp vốn cho một số ngân hàng thiếu vốn. Như vậy, về mặt tổng thể, lượng tiền trong nền kinh tế không tăng nhưng tiền từ ngân hàng dư thừa vốn sẽ chuyển sang ngân hàng thiếu vốn.


Em thắc mắc về lãi suất TCV(14%) cao hơn vay liên ngân hàng (12-15%) ky hạn 1 năm thì sao ngân hàng thiếu vốn k vay ngân hàng nhiều vốn mà NHNN p trực tiếp thu hút tiền về và đưa cho ngân hàng thiếu...nếu vậy sẽ có tiêu cực và mà NHNN phải chịu lãi TPCP lên gánh nặng nợ trong khi đây là việc sống còn của NH."

A: Việc ngăn cản NHTM sử dụng vốn từ các nguồn khác nhau cho vay là một sai lầm của NHNN và trái với thông lệ quốc tế (tôi đã dẫn link một bài của WSJ trên Google+ cách đây 1-2 tuần). Bởi vậy nghịch lý mà bạn chỉ ra bên trên chỉ có ở VN và câu trả lời đơn giản là NHNN không cho phép/hạn chế các NHTM vay lẫn nhau rồi cho vay thương mại. Đáng tiếc là thay vì cải tổ cách thức quản lý này thì NHNN lại đưa ra một chính sách mà mình là "trung gian" luân chuyển vốn giữa các NHTM đang thừa hoặc thiếu vốn. Đây có thể là "rơi rớt" của tư tưởng bao cấp thời trước, nhưng cũng có thể là biểu hiện của việc NHNN chưa thực sự hiểu vai trò của mình trong một hệ thống tài chính hiện đại hoặc có thể NHNN "yếu nên sợ ra gió".

Về vai trò của ngân hàng trung ương (CB) trong một hệ thống tài chính hiện đại tôi đã đề cập đến vài lần trên blog này, nhưng nhân tiện đây xin nhắc lại cho rõ. Nguyên thủy một CB có chức năng lender of last resort (LOLR), nghĩa là nơi mà các NHTM có thể đến gõ cửa khi bị thiếu hụt thanh khoản ngắn hạn nhưng bản chất balance sheet của họ vẫn solvent (equity > 0). Chức năng LOLR thực ra là một phần trong chức năng đảm bảo hệ thống thanh toán quốc gia ổn định (bao gồm những hoạt động khác như clearing cho các NHTM, quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia, giám sát mức độ an toàn của các NHTM...). Các CB đầu tiên ra đời ở châu Âu hơn 100 năm trước khi các nước này vẫn sử dụng bản vị vàng nên chức năng phát hành tiền và chính sách tiền tệ gần như không đáng kể. Chỉ sau khi các nước phát triển chuyển hoàn toàn sang fiat money (post Bretton Woods) thì chính sách tiền tệ mới trở thành tâm điểm của các CB. Tôi sẽ không nói thêm về chính sách tiền tệ trong entry này.

Bên cạnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, các CB trên thế giới thường có một/vài công cụ phục vụ cho chức năng LOLR (vd discount window của Fed, marginal lending của ECB, liquidity facilities của RBA). Nguyên tắc chung của các công cụ này là CB cho các NHTM vay với lãi suất cao hơn lãi suất mục tiêu của chính sách tiền tệ, nghĩa là đây là một hình thức "phạt" những NHTM không quản lý thanh khoản tốt nhưng vẫn tạo điều kiện cho họ vượt qua khó khăn thanh khoản nhất thời (bởi vậy mới gọi là "last resort"). Cũng chính vì vậy nên những công cụ này thường có thời hạn rất ngắn, vd RBA của Úc có liquidity facility chỉ cho vay trong ngày, còn với đa số các CB khác phổ thông hơn là cho vay overnight. Việc đặt lãi suất cho vay trợ giúp thanh khoản cao và chỉ cho vay rất ngắn hạn là một thông điệp của CB rằng đây chỉ là công cụ giúp các NHTM quản lý thanh khoản tạm thời chứ không phải là một nguồn vốn họ có thể sử dụng để cho vay thương mại.

Nói rộng hơn các CB không có chức năng tạo hay phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế, đây là chức năng của thị trường. Việc NHNN đang tìm cách "điều hòa" nguồn vốn giữa các ngân hàng vừa sai chức năng vừa tiếp tục né tránh không thực hiện chức năng LOLR hầu như đang bị bỏ ngỏ. Đáng ra những công cụ như cho vay tái cấp vốn hay tái chiết khấu phải dùng để trợ giúp thanh khoản, NHNN đã và đang sử dụng như một nguồn vốn cho các NHTM.  Có lẽ hiện tại NHNN chỉ có một công cụ duy nhất là cho vay thấu chi qua đêm (overdraft) là có tính chất LOLR. Nhưng đó là trên danh nghĩa, trên thực tế thì những yêu cầu kỹ thuật/thủ tục của công cụ này làm cho nó trở nên vô nghĩa với các NHTM (không rõ lâu nay có ngân hàng nào được sử dụng công cụ này hay không).

Vấn nạn chạy đua lãi suất huy động giữa các NHTM xét trên quan điểm điều hành vĩ mô là do NHNN không thực hiện tốt/đúng chức năng LOLR của mình trong khi làm méo mó thị trường tài chính bằng những qui định quản lý rủi ro không phù hợp. Thay vì đề ra hàng loạt những biện pháp hạn chế maturity mismatch, trần tín dụng, cấm luân chuyển vốn giữa các nguồn khác nhau để cho vay thương mại, NHNN chỉ cần quản lý bằng một công cụ duy nhất là các loại capital asset ratio (tốt nhất theo chuẩn của Basel III). Đồng thời thực hiện đầy đủ chức năng LOLR mà Walter Bagehot đã chỉ ra cách đây hơn 100 năm: lend freely to illiquid but solvent institutions, with a punitive interest rate.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...