Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

JGB


Mike "Mish" Shedlock, một trong những bloggers kinh tế tài chính nặng ký, thắc mắc tại sao TQ mua tổng cộng ¥1.44 tril ($16.6b) trái phiếu dài hạn của chính phủ Nhật (JGB) trong tháng 4/2011, gần như toàn bộ số trái phiếu được Nhật phát hành (¥1.47 tril). Shedlock lập luận rằng yield của JGB hiện quá thấp nên mua JGB vào lúc này sẽ có rủi ro lỗ cao khi mặt bằng lãi suất của Nhật tăng lên. Chưa kể tỷ giá đồng Yen cũng đang rất cao, nhiều khả năng sẽ mất giá trong thời gian tới nên giữ JGB sẽ càng lỗ nếu đổi ra RMB. Shedlock đặt câu hỏi và rồi tự trả lời "So what is China thinking? The answer is they aren't thinking."

Có thật TQ dại dột tự chui vào Yen-trap giống như đã chui vào Dollar-trap như trước đây không? Nếu nhìn vào diễn biễn đồng Yen từ cuối năm 2010 có thể thấy đồng Yen đã dao động khá ổn định trong khoảng 81-83 trong gần 5 tháng rồi rơi xuống mức thấp kỷ lục 76 vài ngày sau vụ động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011. Lúc đó nhiều người nhận định Nhật sẽ phải can thiệp để đồng Yen không tiếp tục lên giá, là điều cực kỳ cần thiết giúp cho kinh tế của Nhật phục hồi. Đúng như dự đoán BoJ và hàng loat central banks lớn đã đồng loạt can thiệp rất mạnh để phá giá đồng Yen qua ngưỡng 83 và đạt đỉnh 85 vào đầu tháng 4/2011. Nhưng đồng Yen chỉ giữ được ở mức này vài ngày và sau đó tăng giá liên tục trong tháng 4 để lại quay về mức dưới 80 vào đầu tháng 5/2011. Việc TQ mua rất mạnh JGB trong tháng 4 có lẽ đã góp phần không nhỏ làm cho kế hoạch can thiệp tỷ giá đồng Yen của BoJ phá sản.

Không lâu sau đó Nhật bị Fitch hạ rating và Moody đặt vào negative watch list. Mike Shedlock có thể đúng về mặt kinh tế, nhưng về mặt địa chính trị nhiều khả năng TQ đã cao tay hơn blogger này nhầm tưởng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...