Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Bank subsidy


Cùng một vấn đề nhưng 2 favorite bloggers của tôi có 2 quan điểm ngược nhau. Michael Pettis cho rằng sau các cuộc khủng hoảng tài chính/ngân hàng các central banks thường trợ giúp hay bailout những ngân hàng gặp khó khăn bằng cách tạo ra một đường yield curve thật dốc (steep), nghĩa là chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn rất cao. Vì ngân hàng đa số vay ngắn hạn rồi cho vay lại dài hạn nên họ sẽ được hưởng chênh lệch lãi suất cao hơn, coi như được central bank gián tiếp giúp đỡ.

Ngược với quan điểm này, Paul Krugman cho rằng lợi nhuận của các ngân hàng khi có steep yield curve chỉ là tạm thời và trong tương lai khi độ dốc của yield curve giảm xuống thì các ngân hàng sẽ lỗ. Do đó xét tổng thể dài hạn các ngân hàng chẳng được lợi lộc gì khi chênh lệch lãi suất ngắn hạn và dài hạn tăng lên. Có thể reported earnings trong ngắn hạn tốt lên nhưng đó là thiếu sót của hệ thống kế toán và/hoặc do incentive ngắn hạn của những người điều hành ngân hàng (để có bonus).

Theo bạn MP hay PK đúng? Nếu bạn đồng ý với quan điểm của MP, ở VN NHNN có bao giờ trợ giúp cho các NHTM theo cách này không? Nếu không NHNN có cách nào khác không? (Hint: đọc bài này).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...