Thứ Năm, 8 tháng 7, 2010

REER


Đồ thị dưới đây là nghịch đảo của nominal/real effective exchange rate (NEER/REER) của VN và nominal VNDUSD, nghĩa là khi VND mất giá thì đồ thị giảm. Cả ba đường đồ thị đều là index có giá trị bằng 1 tại tháng 01/1995. NEER được tính bằng một rổ tỷ giá của top 20 các nước có trade share lớn nhất với VN (import+export), còn REER là NEER sau khi hiệu chỉnh bằng CPI (đúng ra cần sử dụng GDP deflator nhưng số liệu này chỉ có annual nên tôi dùng monthly CPI).


Có thể thấy VNDUSD (đường mầu đỏ) đã mất giá khoảng 40% từ năm 1995 đến nay, trong khi NEER (mầu xanh) mất giá thấp hơn một chút. Ngược lại REER (mầu xanh đậm) hiện tại đã lên giá khoảng 12% so với năm 1995. Trong khi tỷ giá VND mất giá liên tục so với USD, NEER có một giai đoạn tăng rất mạnh từ năm 1995 đến 1998 do đồng Yen và các đồng tiền ĐNA mất giá vì khủng hoảng. Từ năm 1999 đến 2002, NEER khá ổn định rồi sau đó mất giá liên tục một phần do VNĐ mất giá so với USD trong khi Euro, SGD, KRW, và thậm chí cả RMB lên giá so với USD.

Từ năm 1995 đến 2004 REER bám khá sát với NEER nhưng sau đó REER đi ngược hoàn toàn lại xu hướng giảm giá của NEER. Trong khi NEER mất giá khoảng 25% trong giai đoạn này thì REER lên giá 20%. Đây là hệ quả của việc VN bị lạm phát cao so với các trading partner chính và hậu quả là hàng VN (cả trong nước lẫn xuất khẩu) trung bình mất 20% competitiveness so với hàng nước ngoài chỉ tính riêng ảnh hưởng của REER (chưa tính đến ảnh hưởng của productivity mà nhiều khả năng VN cũng thua về mặt này nếu lấy ICOR làm proxy). Không có gì lạ là trade deficit của VN tăng mạnh, từ 7.7% NGDP năm 2004 lên 17.1% năm 2008.

Vậy làm thế nào để kéo REER xuống? Có 2 cách: giảm lạm phát trong nước xuống hoặc phá giá nội tệ. Để giảm lạm phát buộc phải thắt chặt tiền tệ và tài khóa với hậu quả là tăng trưởng sẽ chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái. Phá giá dễ thực hiện hơn nhưng chưa chắc đã hiệu quả vì lạm phát có thể tăng lên, chưa kể nợ nước ngoài sẽ phình to ra càng đè nặng lên cán cân thanh toán. Dẫu sao đi nữa VN phải hành động nhanh, càng để lâu cái giá phải trả càng cao và lựa chọn sẽ càng khó khăn. Quan điểm của tôi là kết hợp cả phá giá (khoảng 10-15%) và thắt chặt tiền tệ/tài khóa, giữ chính sách này cho đến khi nào deficit giảm xuống dưới 5% bất kể tăng trưởng sẽ chậm lại. Chậm mà chắc, các cụ nói rồi...(*).


(*): Mượn lời ông Phạm Viết Muôn



Update (16/09): China's REER from Econbrowser:




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...