Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

Jetstar Pacific


Tôi không định viết về chuyện này, nhưng đọc báo thấy nhiều người nói về vấn đề fuel hedging của JP nên thấy cần làm rõ vài điểm. Trước hết cần phải nói việc thua lỗ trong các hợp đồng hedging là bình thường, tuy nhiên lỗ trong tổng thể hedge+physical transaction là không bình thường. Hedging lỗ/lời thường được offset bởi lời/lỗ của physical transaction, trừ khi hedge trades không tương ứng với physical trades. Trong trường hợp của JP điều đó có nghĩa là fuel hedging đã nhiều hơn physical fuel consumption. Điều này có thể do 2 khả năng: JP đã overhedge hoặc JP đã speculate.

Trường hợp thứ nhất (overhedge) có thể xảy ra nếu JP dự đoán sai nhu cầu fuel của mình. Tôi không có số liệu nhưng rất có thể vì khủng hoảng JP phải cắt giảm nhiều chuyến bay nên đã không mua nhiều fuel như dự toán, dẫn đến overhedging. Điều này chứng tỏ năng lực lãnh đạo/quản lý hàng không của JP kém cỏi khi không lường được sự sụt giảm hành khách vào thời điểm giữa năm 2008 (là thời điểm JP mua hedging instruments). Tuy nhiên khả năng overhedge này thấp và nếu có hậu quả cũng không quá nặng nề như vậy.

Trường hợp thứ hai, theo tôi có nhiều khả năng hơn, là lãnh đạo JP đã quyết định speculate giá dầu hi vọng rằng nếu họ đúng sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho JP để bù đắp lại thua lỗ do hành khách giảm, hoặc để được tăng lương/bonus. Có hai lý do để tin vào khả năng này. Thứ nhất, số lỗ $31m (tương đương VNĐ600 tỷ) quá lớn nên khó có thể chỉ vì overhedge. Giả sử JP mua hedging instrument vào lúc giá dầu lên đỉnh điểm $147/thùng (giữa tháng 7/2008) và hạch toán lỗ $100/thùng thì số lỗ nói trên tương đương với hedging 31m/100=310000 thùng, khoảng 42000 tấn. Theo bài báo này một chuyến bay HN-HCMC tốn 10.1 tấn nhiên liệu (Update 4/9/2014: Theo bài báo này lượng nguyên liệu cho một chuyến bay HN-SG là 4330kg), giả sử JP dùng 1 tấn dầu thô để hedge cho một tấn nhiên liệu, tổng số 42000 tấn tương đương 4156 chuyến HN-HCMC trong khoảng thời gian từ tháng 8/2008 đến tháng 5/2009 (thời gian hedging contracts hết hạn). Như vậy trong khoảng thời gian 300 ngày trong giai đoạn đó JP phải thực hiện số lượng bay tương đương 13.8 chuyến HN-HCMC/ngày, theo tôi là quá nhiều với số 6 chiếc máy bay mà hãng này quản lý.

Thứ hai, Jetstar Pacific (VN) và Jetstar (Úc) là công ty con của Qantas. Từ đây có thể suy đoán Jetstar và JP sẽ nhận được nhiều trợ giúp về mặt kỹ thuật từ Qantas, và có lẽ các dự báo về giá xăng dầu và các cách thức/phương tiện hedge giá dầu. Có thể reasonably expect rằng nếu Qantas lời/lỗ từ fuel hedging thì Jetstar và JP cũng lời lỗ tương tự. Tuy vậy trái ngược với JP, Qantas đã quyết định giảm tỷ lệ fuel hedging từ 100% xuống 65% từ tháng 7/2008 khi giá dầu tăng cao. Điều này có nghĩa Qantas đã dự báo giá dầu sẽ khó có khả năng tăng cao hơn nữa hoặc hedging cost đã quá đắt nên thà giảm chuyến bay để cắt lỗ hơn là tiếp tục bay với hedging cost quá cao (thực tế Qantas đã cắt giảm chuyến bay và đường bay trong giai đoạn đó). Tôi không tìm được thông tin về fuel hedging của Jetstar (Úc) nhưng hãng này cũng phải cắt giảm chuyến bay khi giá xăng dầu quá cao chứng tỏ họ cũng không fully/overly hedged như JP. Vậy quyết định của ban lãnh đạo JP hedge 42000 tấn rất có thể đã không tham khảo ý kiến của Qantas và ngược lại hoàn toàn với chiến lược hedging của Qantas trong giai đoạn đó.

Từ hai lý do này, tôi nghiêng về giả thiết JP đã chủ ý speculate giá dầu nhằm kiếm lợi hơn là họ đã vô tình overhedge. Nếu điều này thực sự xảy ra trách nhiệm lớn nhất thuộc về ban lãnh đạo JP, sau đó là HĐQT mà SCIC có 70% cổ phần. Tuy nhiên nhiều khả năng đại diện của SCIC đã bị các JP executives qua mặt như tôi đã nghi ngờ trước đây chứ không phải SCIC đồng ý cho JP speculate giá dầu. Điều này càng củng cố quan điểm của tôi là SCIC cần phải thuê một đội ngũ directors chuyên nghiệp để ngồi trong board của các công ty. TS Nguyễn Quang A cũng có quan điểm tương tự.

Disclaimer/disclosure: Tất cả những tính toán trên đây đều chỉ là ước lượng dựa vào các thông tin trên Internet, rất có thể không chính xác. Tôi không có ý định chỉ trích JP hay SCIC trong trường hợp này mà chỉ muốn chỉ ra một giả thiết có thể phù hợp với số lỗ $31m của JP trong năm vừa rồi. Tôi không có financial interest đối với JP hay bất kỳ hãng hàng không nào.

Update (10/01/10): Theo Tiền phong, JP đã mua hedging contracts hai lần, lần đầu ngày 1/7/08 69 nghìn thùng với giá $126/thùng, lần hai ngày 9/7/08 tổng cộng 290 nghìn thùng với giá $136/thùng và $137$/thùng. Vậy cả hai lần JP mua hedging contracts cho 360 nghìn thùng, khá gần với guesstimation của tôi ở trên. Cũng theo nguồn này, HĐQT của JP đã authorize cho executives mua hedging từ 15% đến 70% nhu cầu xăng dầu, ngay cả với số 310k tôi guesstimate ở trên tôi đã nghi ngờ JP overhedge, cho nên khả năng JP cố tình speculate giá dầu càng cao. Không rõ trong HĐQT của JP có đại diện của Qantas không và người này có ý kiến gì về việc hedging của JP hay không.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...