Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

Irish bailout

Trong khi Bush/Paulson vẫn đang loay hoay xin QH Mỹ cho phép bailout, Ireland vừa tuyên bố sẽ bảo đảm cho toàn bộ số tiền gửi, trái phiếu bảo đảm (covered bonds), các khoản nợ ưu tiên (senior debts), và trái phiếu ưu đãi có thời hạn (dated subordinate debts) trong hệ thống ngân hàng nước này. Bộ trưởng Tài chính nói sẽ đảm bảo cho tổng số tài sản trị giá €400bn trên tổng số €500bn bank assets. Số tiền này lớn hơn cả GDP của Ireland (€190bn).

Update 1: 3 ngày sau khi Ireland bailout hệ thống ngân hàng của mình, đến lượt Hi lạp,
nước thứ hai trong Eurozone, cũng hành động tương tự. Có thể đây là một biện phát nhằm tránh trước những áp đặt về chính sách mà Eurozone có thể sẽ đưa ra cho cách thanh viên của mình trong cuộc họp khẩn cấp vào ngày mai.

Update 2 (06/10/2008): Hôm nay đến lượt Đức cũng tuyên bố sẽ bảo đảm toàn bộ số private deposit trong hệ thống ngân hàng của mình, theo Calculated Risk có lẽ vì vụ bailout cho Hypo Real Estate AG đã đổ vỡ.

Update 4 (10/10/2008): Hôm nay đến lượt Mỹ.

Libor at all time high 6.88%

"The money markets have completely broken down, with no trading taking place at all. There is no market any more." Christoph Rieger, Dresdner Kleinwort in Frankfurt, Sept 30, 2008.

Gần đây nhiều người nghi ngờ Libor không còn phản ánh đúng chi phí vay vốn liên ngân hàng nữa, một phần vì như trong trích dẫn nói trên thực tế thị trường liên ngân hàng đã đóng băng nên Libor chỉ còn ý nghĩa tượng trưng. Ngoài ra bản thân các ngân hàng báo cáo số liệu cho BBA để tính Libor đã không trung thực, vì sợ bị xem là credit risky nên thường under-report số thật. BBA hồi tháng06/2008 đã có investigate và định cải tổ cách tính Libor nhưng cuối cùng đành bỏ lửng kế hoạch này.

ICAP, một bond broker lớn ở London, đã xây dựng một chỉ số khác: New York Funding Rate (NYFR) với mục đính cạnh tranh với Libor của BBA. Hiện tại có khoảng $150 trillions các sản phẩm tài chính qui chiếu vào Libor. Sau đây là khác biệt giữa hai chỉ số (theo Portfolio.com):

  • For Libor, the British Bankers' Association asks 16 banks to report borrowing rates offered to them. The BBA takes the middle 8 of these and reports the average. For the NYFR, ICAP polls at least 16 banks for perceived market borrowing costs. The bottom and top 25 percent of these rates are tossed and ICAP reports the average of the remaining rates.
  • The ICAP process is anonymous, whereas the rates reported to the BBA by individual banks are on the record.
  • The Libor is released at around 6 a.m. while the NYFR is released at 9:30 a.m. each morning
  • Quarterly PCE growth rate

    How to calculate the quarterly PCE growth rate by Calculated Risk.

    Baltic Dry Index


    Ngày nay chỉ số Dow Jones được cả thế giới biết đến như một hàn thủy biểu của thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng ít người để ý đến tên gọi đầy đủ của nó: Dow Jones Industrial Average (DJIA). Thực tế DJIA không phải là chỉ số chứng khoán đầu tiên của Mỹ, trước nó Charles Dow và Edward Jones đã xây dựng chỉ số Dow Jones Transportation Average (DJTA). Thời điểm cuối thế kỷ 19, các công ty vận tải mà chủ yếu là các công ty đường sắt là các "hot stocks" như các công ty internet hay biotech ngày nay.

    Charles Dow sau khi xây dựng DJTA và DJIA đã khám phá ra một qui luật khá chính xác là DJTA thường dẫn trước (lead) DJIA. Nghĩa là nếu DJTA tăng thì một thời gian sau DJIA cũng tăng theo và ngược lại DJTA giảm sẽ kéo theo DJIA giảm. Sau khi Charles Dow công bố kết quả này, nhiều người đã sử dụng nó để trade thành công các cổ phiếu trong DJIA. Sau này dân phân tích kỹ thuật (technical analysis) đã coi Charles Dow là ông tổ của ngành này.

    Nguyên nhân DJTA luôn đi trước DJIA đã được nhiều người giải thích. Về cơ bản người ta cho rằng khi các công ty vân tải nhận được nhiều đơn đặt hàng thì đó là tín hiệu nền kinh tế sẽ phát triển nhanh, nói theo macroeconomics là aggregate demand tăng. Ngược lại khi nhu cầu vận chuyển nguyên liệu thô và hàng hóa sụt giảm thì hoặc inventory đang tăng cao hoặc aggregate demand đang sụt giảm, cả hai đều là tín hiệu xấu cho nền kinh tế. Giá cổ phiếu của các công ty vận tải phản ánh rất nhanh nhu cầu vận tải trong nền kinh tế, bởi vậy DJTA có thể xem là một leading indicator cho nền kinh tế nói chung và DJIA nói riêng.

    Ngày nay vai trò của DJTA đã suy giảm đi nhiều vì cơ cấu sản xuất của nền kinh tế Mỹ đã dịch chuyển một phần khá lớn sang dịch vụ. Tuy nhiên với xu huớng toàn cầu hóa ngày càng cao và sự hình thành và bành trướng của các multinational corps với những multinational production chains, người ta lại thấy vai trò của vận tải quan trọng trở lại đối với nền kinh tế toàn cầu. Có điều vận tải bây giờ không chỉ trong một nước mà là chủ yếu là vận tải biển giữa các nước. Một trong những chỉ số vận tải toàn cầu quan trọng, tương đương như DJTA cuối thế kỷ 19, là Baltic Dry Index. Và đây là đồ thị của nó trong vòng 10 năm lại đây:




    Có lẽ sự sụt giảm hơn 2/3 của BDI là một điềm xấu cho kinh tế thế giới trong 1-2 năm tới?

    Update (10/10/2008): BDI giảm 9% hôm qua xuống còn 2503, mất 79% tính từ đỉnh 11793 vào tháng 05/2008.

    Update (15/10/2008): BDI trong 2 ngày vừa qua giảm tiếp 20% xuống còn 1809, thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

    Update (24/10/2008): BDI hôm qua giảm xuống còn 1149, mất 90% từ đỉnh hồi tháng 5/2008.

    Update (03/11/2008): Ngành vận tải biển VN đã bắt đầu hứng chịu hậu quả của khủng hoảng.

    Update (04/11/2008): Ngày 31/10 BDI giảm xuống 851, mất 71.9% chỉ riêng trong tháng 10.

    Update (10/11/2008): Một bài cũ nhưng khá chi tiết về BDI. Thứ sáu vừa rồi (07/11) BDI closed at 843.

    Update (18/11): Thêm tin xấu cho ngành vận tải biển VN.

    Update (09/09/09): Gần 1 năm sau ngày viết entry này, BDI đã sụp đổ xuống đáy vào cuối năm 2008, sau đó phục hồi và đạt đỉnh vào tháng 6/2009. Hiện đang có xu hướng giảm trở lại.

    Update (20/02/10): Một bài báo của FT cho rằng những big trend của BDI thực ra phản ánh supply của các tầu hàng đóng mới hơn là demand do kinh tế thay đổi. Do đó BDI chỉ có thể là leading indicator cho economic activities trong ngắn hạn và với các fluctuation nhỏ, trong dài hạn không nên dùng BDI cho mục đích dự báo kinh tế.

    Automakers' bailout

    Trong khi mọi người tập trung sự chú ý vào $700bn Paulson plan, US Senate vừa chấp thuận bảo lãnh một khoản cho vay trị giá $25bn cho các công ty sản xuất ô tô của Mỹ. Lần cuối cùng chính phủ Mỹ bảo lãnh cho một công ty sản xuất ô tô là khoản vay $675mil của Chrysler năm 1980 (trước khi Reagan lên). James Hamilton mỉa mai lời chống chế của  Robert Nardelli, chủ tịch Chrysler, rằng đây không phải là bailout.

    Còn nhớ cách đây không lâu rất nhiều tổng công ty nhà nước của VN đi vay nước ngoài với sự bảo lãnh của Bộ Tài chính. Không biêt chính phủ VN đã phải bailout cho các SOEs của mình lần nào chưa nhỉ?


    Thứ Hai, 29 tháng 9, 2008

    Japan experiences in the 90s

    Trong giai đoạn 1990-2000 Nhật bản trải qua một cuộc suy thoái nặng nề mà sau này được nhiều người nhắc đến như là điểm hình của một liquidity trap. Về cơ bản, Nhật cũng bắt đầu cuộc khủng hoảng với sự đổ vỡ của thị trường bất động sản và hệ thống banking cũng bị đóng băng vì đã tích tụ quá nhiều nợ xấu (NPL). Trong thập niên 90s, chính phủ Nhật đã phải giải cứu cho hệ thống ngân hàng, tuy không ồn ào như Paulson's plan, nhưng so về mức độ cũng lớn không kém. Một vài số liệu về Japan's banking system bailout từ một báo cáo của Goldman Sachs:

    -Tổng số NPL mà các ngân hàng Nhật đã write off trong giai đoạn 1990-2000 là ¥97 tn, xấp xỉ $1tn. Cũng khá gần với tổng số TA (troubled assets) mà hệ thống ngân hàng Mỹ bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng subprime mortgage (nếu theo tính toán của IMF, còn theo Roubini là $1.5-2tn). Hiện tại tổng số write down từ đầu cuộc khủng hoảng này đã lên đến hơn $500bn.
    - Tổng số tiền chính phủ Nhật cam kết chi ra để giải cứu (public fund commitment) là ¥70 tn ($667 bn) cũng khá gần với $700bn của Paulson.
    - Khi Nhật bắt đầu cuộc giải cứu, giá bất động sản của Nhật đã giảm khoảng 15% so với đỉnh, cũng tường đương như tình hình ở Mỹ hiện nay. Tuy nhiên đáy của giá bất động sản của Nhật là -47% so với đỉnh, trong khi nhiều nhà phân tích cho rằng giá bất động sản của Mỹ sẽ giảm 30-40% so với đỉnh (Case Shiler index) vào khoảng cuối 2010.
    - Tổng số thiệt hại tài chính của cuộc giải cứu của Nhật là ¥10.4tn, hay 15% tổng số commitment ban đầu. Trong khi Goldman Sachs dự tính thiệt hại của Mỹ sẽ khoảng $200-300bn (30-40%).
    - Trung bình Nhật mua lại NPL với giá bằng khoảng 10% face value và bán lại được 98% tổng số NPL đó, trong khi Goldman Sachs dự kiến Paulson sẽ mua lại TA của Mỹ với giá 30%.
    - Điểm khác biệt lớn nhất là Nhật chỉ dành ¥9.8 tn để mua NPL trực tiếp từ banks, còn kế hoạch ban đầu của Paulson là dùng toàn bộ $700bn để mua TA và Paulson sẽ có thể recycle số tiền đó để tiếp tục mua thêm TA nếu cần.

    Update: IMF working paper: Systemic Banking Crises: A New Database, WP 08/224. Chi phí trung bình của 32 cuộc giải cứu ngân hàng trên thế giới là 7.8% GDP (chi phí ròng cuối cùng là 6.0% GDP).

    Update (13/10/2008): Thêm một thảo luận về Japan experience.

    Chart of the day

    (Source: http://indexed.blogspot.com/)

    CDS spread


    CDS spread for McDonald 5-year notes: 26.5bps vs.  5-year Treasury: 30bps. US government is now more credit risky than the Golden Arches. 

    The BigMac index has been more trustworthy than some official CPIs, and now its notes. What's next? Perhaps happy meals may become a better medium of exchange than the greenbacks?

    Update (09/02/2009): CDS spread cho 5-year US Treasury đã lên đến 82bps.


    Swap lines


    FOMC vừa authorize thêm $330bn cho các swap lines với các central banks khác, tổng cộng số tiền Fed sẽ cho các ngân hàng ngoài Mỹ vay là $620bn, gần bằng Paulson's plan:

    "$30 billion by the Bank of Canada, $80 billion by the Bank of England, $120 billion by the Bank of Japan, $15 billion by Danmarks Nationalbank, $240 billion by the ECB, $15 billion by the Norges Bank, $30 billion by the Reserve Bank of Australia, $30 billion by the Sveriges Riksbank, and $60 billion by the Swiss National Bank." (Source: Brad Setser).

    Còn nhớ năm 2000 sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, các nước châu Á (trong đó có VN) đã thỏa thuận một cơ chế swap line tương tự để chống lại currency attacks. Về nguyên tắc IMF phải là lender of last resource cho các central banks trong trường hợp này. Tuy nhiên vì quá bất mãn với các chính sách theo kiểu Washington Consensus mà IMF đã ép buộc Indonesia và một vài nước châu Á khác phải thực hiện giai đoạn 97-98 nên nhiều nước châu Á dẫn đầu là Nhật đã định thành lập một IMF riêng cho châu Á. Kế hoạch này bị Mỹ và các nước G7 khác phản đối nên cuối cùng thu hẹp lại thành hình thức swap line vẫn được biết đến với tên gọi Chiangmai Initiatives.

    Fed đang học tập kinh nghiệm của châu Á?

    Update 1: Ted spread now 3.48%. A good artical explaining Ted spread by James Hamilton

    Update 2: Fed mở rộng TAF (Term Auction Facility) thêm $150bn nữa, nâng tổng cộng số fund available by TAF to $300bn.

    Update 3 (05/10/2008): USD has ralied agaínt all majors for 2-3% after the swap lines had been confirmed and despite all the bad news kept coming out from the US market and Congress. It looks like this $620bn swap does the trick that Bernanke has hoped for, i.e. preventing a collapse of the USD. The question is how long the USD can hold up.

    Update 4 (07/10/2008): Fed tiếp tục mở rộng TAF lên $900bn tuy nhiên Libor tiếp tục leo thang và thị trường commercial paper đang đi vào khủng hoảng.

    Update 5 (24/10/2008): IMF đang chuẩn bị mở swap lines cho emerging markets (Hungary, Argentina). Chưa có số chính thức nhưng tin đồn tổng trị giá là $1 trillion.

    Update 6 (24/10/2008): ASEAN+3 vừa thống nhất về mặt nguyên tắc sẽ lập một quĩ chung trị giá $80b để bảo vệ đồng tiền của mình đồng thời cung cấp liquidity cho hệ thống ngân hàng nếu xảy ra khủng hoảng.

    Update 7 (30/10/2008): Fed mở thêm swap lines cho Brazil, Mexico, Korea và Singapore, mỗi nước được limit #30b. Đồng thời IMF tuyên bố mở một credit facility mới tên là Short-Term Liquidity Facility (STLF). Các nước thành viên sẽ được vay tối đa 500% quota hiện tại của mình với thời hạn 3 tháng và nhiều nhất là 3 lần trong vòng 12 tháng.

    Update 8 (19/11/2008): Tính đến 20/09/2008 tổng số outstanding swaps mà Fed đang nắm giữ là $314b, nếu mark-to-market thì Fed lỗ khoảng $10b. Nếu tính đến 14/11 thì outstanding swap đã lên đến $563b.

    Update 9 (06/02/2009): Fed giải thích về cơ chế hoạt động của Swap lines.


    Politics

    Đêm thứ Năm tuần trước (25/09/2008) khi Paulson's plan negotiation bị vỡ, mọi người đã rất chú ý vào câu nói của Nancy Pelosi "Tôi không biết ông là người Công giáo" khi Henry Paulson quì một chân xuống trước mặt Pelosi. Tuy nhiên nhiều người không biết câu nói tiếp theo của Pelosi: "Chính Đảng Cộng hòa các anh đã làm tan vỡ cuộc đàm phán".

    Và đêm qua (29/09/2008) kế hoạch giải cứu tưởng như 99.9% sẽ được thông qua đã bị các Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa từ chối trong cuộc bỏ phiếu chính thức (với margin 2 to 1). Dowjones rớt 777 điểm, kỷ lục trong mọi thời đại, SPX mất gần 9%, cao nhất trong vòng 20 năm qua kể từ market crash năm 1987. Libor, Vix, Ted spread tất cả đều tăng chóng mặt.

    Quay lại thứ Năm tuần trước, sở dĩ House Representatives phản pháo vào phút chót để Paulson phải bẽ mặt trước Pelosi vì Đảng Cộng hòa luôn có quan điểm conservative trong các vấn đề kinh tế, i.e. hand off the market. Đối với các nghị sĩ Cộng hòa, việc chấp nhận Paulson's plan là một sự phản bội lại các nguyên tắc conservative của chính họ. Quan trọng hơn họ sẽ bị mất phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới vì cử tri sẽ nhìn họ như những người bất nhất. Nhiều nghị sĩ đã cho biết rằng hơn 90% cử tri của họ không đồng ý với kế hoach giả cứu Wall street, mà nhiều người cho rằng đó là dùng tiền thuế của người dân để cứu những CEOs giầu có.

    Phe dân chủ tất nhiên biết rõ điều này và cũng đang play politics. Một mặt họ ép để Paulson's plan phải có nhiều thỏa hiệp nghiêng về liberal idiology (restrictions on executives salary, government ownership) đẩy các nghị sĩ Cộng hòa vào thế kẹt. Mặt khác họ ép Bush/Paulson phải đảm bảo bipartisan agreement, vừa để giảm uy tín của phe Cộng hòa, vừa để giảm risk cho bản thân họ nếu kế hoạch này thất bại. Tóm lại cuộc khủng hoảng này là một món quà quá lợi hại cho phe Dân chủ trong kỳ bầu cử sắp tới.

    Asia and Europe markets sẽ có phản ứng thế nào ngày hôm nay? Có lẽ câu hỏi phải là các markets này sẽ down bao nhiêu % hôm nay và khi nào thì financial meldown sẽ lan sang châu Á.

    Update 1: Deutsch Bank nhận định là phản ứng dữ dội của market khi House không thông qua Paulson's plan có thể là yếu tố quyết định buộc House phải thông qua nếu dự luật được đưa ra bỏ phiếu một lần nữa trong vài ngày tới, dù nó sẽ chỉ có vài thay đổi nhỏ.

    Update 2: Jeff Frankel cũng có một ý tương tự. Nếu Congress tiếp tục fail Paulson's plan thì market sẽ tiếp tục tệ đi cho đến khi nào các nghị sĩ không thể làm ngơ được nữa.

    Paulson's plan

    Cuối cùng Paulson's plan cũng được hai phe của Hạ viện Mỹ thông qua về mặt nguyên tắc rạng sáng thứ 2 (1am NY time) 29/09/2008. Đây sẽ là một ngày đi vào lịch sử kinh tế tài chính thế giới, ít nhất nói theo Robert Skidelsky thì đây cũng là điểm chấm dứt của một chu kỳ của conservative ideology đã bắt đầu từ khi Ronald Reagan trúng cử năm 1981.

    So với original proposal, bản draft cuối cùng trước khi đưa ra vote ở House of Representatives có một vài thay đổi, mặc dù theo Yves Smith thì chỉ là cosmetic: chỉ cho phép Paulson sử dụng $250bn + $100 nếu được Tổng thống cho phép. Phần $350bn còn lại sẽ phải được Congress duyệt. Kèm theo với bailout là executives salary/bunus cap và warrants cho phép Treasury sở hữu equity (Calomiris and Dodd's proposal). Ngoài ra gợi ý về insurance của Kolitkoff and Mehrling cũng được đưa vào.

    Có thể nói giới academic vừa qua đã có ảnh hưởng nhất định vào bản draft cuối cùng này. Không kể Krugman và Roubini, mặc dù có rất nhiều publicity, đã không có ảnh hưởng trực tiếp gì vào bản draff, hầu hết các ý kiến của economists trên Vox EU và FT forum đều được Washington đề cập đến.

    Dù cho gần như chắc chắn kế hoặch này sẽ được QH Mỹ thông qua, thị trường thế giới hôm nay tiếp tục xấu đi, có lẽ vì hệ thông banking của Europe đã bắt đầu khủng hoảng. Ngân hàng Bỉ Fortis (năm ngoái rất đình đám với vụ leveraged buyout ABN-Amro) đã phải được 3 nước châu Âu xúm lại bailout (Bỉ, Luxembourg, Hà lan), Bradford & Bingley đã chính thức bị chính phủ Anh quốc hữu hóa và bán lại một phần cho Santander (anh này gần đây rủng riểng cash ghê). Hypo Real Estate, công ty cho vay bất động sản lớn thứ hai của Đức, cũng đang trên bờ vực phá sản. Wachovia đã chính thức về tay Citygroup (cách đây mấy tuần Wachovia còn có ý định mua Morgan Stanley), Mitsubishi mua 21% của Morgan Stanley với $9bn, có lẽ còn rẻ hơn so với Warren Buffett mua GS (at least 17% effective yield).

    Để xem tối nay Paulson và Bernanke sẽ có trick gì mới.


    NEER/REER Update

    Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...